logo
Banner News

Top 10 các bệnh lý về mắt nguy hiểm ai cũng nên cảnh giác

13/09/2022, 09:18 - NGUYEN CAM
Đôi mắt là cơ quan tuy nhỏ nhưng lại quan trọng với đời sống con người. Cùng tìm hiểu các bệnh lý về mắt nguy hiểm mà ai cũng nên cảnh giác trong bài viết.

Mắt là cơ quan quan trọng giúp con người nhìn nhận thế giới xung quanh. Tuy nhiên, ngày nay do tác động của môi trường và thói quen sinh hoạt, các bệnh lý về mắt đang ngày càng phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây là Top 10 bệnh lý về mắt nguy hiểm mà ai cũng nên cảnh giác.

1. Viêm loét giác mạc

Viêm loét giác mạc là căn bệnh khá phổ biến, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân gây bệnh thường là do sự thiếu hụt vitamin A hoặc tiếp xúc quá mức với vi khuẩn và bụi bẩn.

Viêm loát giác mạc được phát hiện đi kèm với triệu chứng như khó chịu, mỏi mắt, cảm giác có dị vật trong mắt. Đồng thời, người bệnh cũng cảm thấy nóng rát, chói mắt, nhạy cảm với ánh sáng hoặc thậm chí là đục giác mạc, sưng mi mắt, chảy mủ,...

2. Lẹo mắt là một trong các bệnh lý về mắt cần quan tâm

Lẹo mắt là một bệnh lý tương đối phổ biến ở Việt Nam do tụ cầu khuẩn tấn công tuyến chân lông mi. Người lẹo mắt sẽ có các triệu chứng như mi mắt sưng nhẹ, ngứa, hơi đỏ. Sau khi nhiễm bệnh từ 3-4 ngày, mắt sẽ bị nổi khối to cỡ hạt gạo ngay chỗ đau.

Lẹo mắt có thể bắt nguồn từ việc viêm mi mắt hoặc sử dụng mỹ phẩm như mascara, kẻ viền mắt,... Nếu không được chữa trị kịp thời, mụn lẹo có thể mưng mủ, vỡ ra và gây ứ phù màng tiếp hợp về sau.

Người bị lẹo mắt sẽ bị nổi khối to cỡ hạt gạo sau 3-4 ngày bệnh. Nguồn: Hikari Eye Care

Người bị lẹo mắt sẽ bị nổi khối to cỡ hạt gạo sau 3-4 ngày bệnh. Nguồn: Hikari Eye Care

3. Giác mạc hình nón

Trong số các bệnh lý về mắt, giác mạc hình nón là một bệnh lý thoái hóa không viêm, gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của người bệnh. Khi bị giác mạc hình nón, người bệnh sẽ nhìn mờ, méo mó, nhạy cảm với ánh sáng, chói và lóa mắt.

Hiện nay, các chuyên gia về mắt vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, một số tác nhân liên quan được xác định là hoạt động của enzim, tuổi tác, yếu tố di truyền hoặc do tiếp xúc nhiều với tia cực tím và môi trường ô nhiễm,...

4. Viêm màng bồ đào

Đây là một bệnh lý gây viêm bên trong mắt, ảnh hưởng đến thị lực và thường gây ra bởi tự miễn dịch, nhiễm trùng hoặc chấn thương. Người bệnh viêm màng bồ đào sẽ có các triệu chứng như đau và đỏ mắt, cảm giác chói khi ra nắng và cảm giác đau hoặc viêm ở sâu bên trong. Mặc dù là một bệnh không lây, viêm màng bồ đào vẫn có nguy cơ để lại biến chứng cho mắt như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, bong võng mạc, teo nhãn cầu, và nặng nhất là mù lòa.

5. Tăng nhãn áp

Là một trong các bệnh lý về mắt cần cảnh giác, tăng nhãn áp là bệnh gây tổn thương dây thần kinh thị giác, dẫn đến mất thị lực. Nguyên nhân chính của bệnh là sự gia tăng áp lực của dịch trong mắt.

Tăng nhãn áp có thể xảy ra bất ngờ mà không có dấu hiệu cảnh báo. Do đó, mỗi người nên thường xuyên đi khám mắt định kỳ và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

6. Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

Viêm kết mạc là một trong các bệnh lý về mắt có tính lây lan cao, gây đỏ và ngứa mắt. Nguyên nhân đau mắt đỏ thường gặp là nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hoặc dị ứng.

Viêm kết mạc có thể xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ em, không phân biệt giới tính với các triệu chứng như mắt đỏ, ngứa, chảy nước mắt, chảy dịch mủ,... Bệnh thường dễ lây lan với nguy cơ bùng dịch mỗi dịp xuân - hè. Do đó, mỗi người cần giữ vệ sinh tay, mắt và tránh dùng chung đồ dùng cá nhân.

Viêm kết mạc có thể gây ra bởi virus, vi khuẩn hoặc dị ứng. Nguồn: Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy

Viêm kết mạc có thể gây ra bởi virus, vi khuẩn hoặc dị ứng. Nguồn: Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy

7. Đục thủy tinh thể

Đục thuy tinh thể (cườm khô, cườm đá) là tình tràng mờ đục thủy tinh thể trong mắt, tác động đến thị lực của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh thường hiện nay là lão hóa, chiếm tới 99% trường hợp nhiễm bệnh. Ngoài ra, các tác nhân như môi trường, lối sống, di truyền, chế độ ding dưỡng,... cũng có thể dẫn đến đục thủy tinh thể.

8. Thoái hóa điểm vàng

Thoái hóa điểm vàng là bệnh liên quan đến tuổi tác, gây mất thị lực trung tâm và có thể dẫn đến mù lòa.

Bệnh này thường không có triệu chứng và xảy ra ở cả nam lẫn nữ, từ 50 tuổi trở lên. Khi mắc thoái hóa điểm vàng, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các công việc cần tập trung thị lực cao, chẳng hạn như lái xe hoặc đọc sách.

Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình lão hóa tự nhiên của mắt. Ngoài ra, một số nguy cơ gây bệnh khác là do di truyền, béo phì, thói quen hút thuốc,...

9. Tật khúc xạ

Theo nghiên cứu từ Bệnh viện Mắt Sài Gòn, tật khúc xạ xảy ra khi có sự thay đổi hình dạng của giác mạc hoặc do quá trình lão hóa của mắt. Điều này dẫn đến các vấn đề thị giác như cận thị, viễn thị và loạn thị. Đặc biệt, tật khúc xạ thường gặp nhất ở những người sau độ tuổi 40.

Tật khúc xạ là bệnh dẫn đến các vấn đề như cận thị, loạn thị, viễn thị. Nguồn: Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Tật khúc xạ là bệnh dẫn đến các vấn đề như cận thị, loạn thị, viễn thị. Nguồn: Bệnh viện Mắt Sài Gòn

10. Dị ứng mắt

Dị ứng được xem là một trong các bệnh lý về mắt phổ biến nhất. Dị ứng có thể do nhiều nguyên nhân như tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời (mắt nhạy cảm), chất độc không khí, nước hoa, bụi hoặc thậm chí là một số thực phẩm.

Khi bị dị ứng, mắt người bệnh sẽ bắt đầu đỏ và ngứa. Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ dị ứng, người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, chẩn đoán và điều trị, tránh để lại biến chứng ở mắt.

Chủ động phòng ngừa các bệnh lý về mắt hiệu quả

Bí quyết chăm sóc mắt từ chuyên gia

Chăm sóc mắt đúng cách là bí quyết hàng đầu để phòng ngừa các bệnh lý mắt tiềm ẩn. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả bạn có thể áp dụng ngay:

  • Bổ sung đủ vitamin và khoáng chất như omega-3, lutein, kẽm và vitamin A, C và E;
  • Đeo kính bảo vệ khi ra ngoài để ngăn chặn tác động của tia UV;
  • Sử dụng kính chống ánh sáng xanh khi làm việc với máy tính để giảm căng thẳng cho mắt;
  • Tránh dùng mắt quá mức và duy trì sự sạch sẽ cho mắt;
  • Thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng và nghỉ ngơi đúng cách để giảm áp lực lên mắt;
  • Thăm khám mắt định kỳ từ 3-6 tháng/lần, để phát hiện sớm và điều trị bệnh lý.
Nhóm thực phẩm bổ sung vitamin A, C, E sẽ tốt cho mắt. Nguồn: Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Nhóm thực phẩm bổ sung vitamin A, C, E sẽ tốt cho mắt. Nguồn: Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Địa chỉ khám mắt đáng tin cậy ở TP. Hồ Chí Minh

Để đảm bảo sức khỏe mắt tốt nhất, việc thăm khám mắt định kỳ là không thể thiếu, đặc biệt đối với những người có bệnh lý, người trên 60 tuổi, hoặc khi mắt có biểu hiện bất thường. Dưới đây là một số địa chỉ khám mắt uy tín mà bạn có thể tin cậy:

Medpro là nền tảng đặt khám nhanh, nằm trong top 10 ứng dụng y tế phổ biến trên Apple Store & CH Play. Để đặt khám nhanh tại các cơ sở y tế uy tín trên, bạn có thể liên hệ với Medpro qua:

  • Website: https://medpro.vn
  • Ứng dụng "Medpro - Đặt Lịch Khám Bệnh";
  • Tổng đài đặt lịch và tư vấn y tế: 1900-2115.
Người bệnh có thể đặt khám nhanh các bệnh viện chuyên khoa mắt qua Medpro

Người bệnh có thể đặt khám nhanh các bệnh viện chuyên khoa mắt qua Medpro

Kết luận

Vừa rồi là top 10 bệnh lý nguy hiểm về mắt mà ai cũng nên cảnh giác. Việc nhận thức về các bệnh lý về mắt và áp dụng biện pháp phòng ngừa đúng đắn là yếu tố then chốt để duy trì và bảo vệ sức khỏe mắt của mọi người. Nếu bạn có các triệu chứng bất thường ở mắt, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị. Đừng quên đặt lịch qua nền tảng Medpro - Đặt khám nhanh để lấy số trước, giảm thời gian chờ đợi và trải nghiệm các giải pháp y tế thông minh ngay hôm nay.

Xem tiếp
Icon Down
Banner tải app Medpro

© 2020 - Bản quyền thuộc Công Ty Cổ Phần Ứng Dụng PKHDMCA.com Protection Status