CHĂM SÓC TRẺ MẮC COVID-19 SAI CÁCH: TƯỞNG TỐT THÀNH... HẠI CON.
Ngoài ra, cũng cần thận trọng trước những quan niệm chăm sóc người bệnh theo lối dân gian thiếu kiểm chứng vì có thể không hiệu quả, gây tốn kém, thậm chí tiền mất tật mang.
Những chống chỉ định khi xông ở trẻ nhỏ
Ngay khi gia đình có người dương tính với COVID-19, mỗi ngày, bà P.T.Đ. (ngụ Q. 4, TPHCM) nấu một nồi nước củ sả, vỏ bưởi, chia ra nhiều phần rồi yêu cầu từng thành viên bưng vào phòng trùm mền xông. Trong nhà có trẻ em, một bé bốn tuổi, một bé tám tháng tuổi. Sợ các bé sơ ý đụng trúng nồi nước xông gây phỏng, bà Đ. bế từng bé hơ trên thau nước xông để “sát trùng”.
Tương tự nhà bà Đ., mỗi ngày, chị N.H.T. (ngụ H. Nhà Bè, TPHCM) cũng bắt cả nhà phải xông tinh dầu sả và một số loại thảo dược dù cả nhà chưa ai nhiễm COVID-19.

Theo chị T., cứ hít thật nhiều tinh dầu sả và hơi nóng thì không chỉ đường hô hấp được thông thoáng mà những lá thảo dược còn có tính sát khuẩn tự nhiên, khi tinh dầu bốc lên cùng hơi nước nóng đi vào hệ hô hấp sẽ diệt hết mầm mống gây bệnh. Vì thế, xông khi nước càng nóng, hơi nước bốc lên càng nhiều, virus càng bị tiêu diệt triệt để.
Các con của chị T. đang học tiểu học đều chưa tới tuổi tiêm vắc xin nên phương pháp duy nhất, theo chị, để phòng tránh lây nhiễm COVID-19 cho các bé là xông và tắm ngay khi vừa từ trường về nhà.
Mới đây, trong một nhóm cư dân tại Q. 3, TPHCM, có người chia sẻ clip một em bé chỉ chừng vài tháng tuổi được người nhà bế đưa qua đưa lại trên nồi nước xông đang nghi ngút khói khiến người xem không khỏi thót tim. Phương pháp xông này chưa biết hiệu quả ra sao nhưng mọi người đều lo lắng cho sự an toàn của đứa trẻ, chỉ sợ người lớn lỡ tay làm bé rơi vào nồi nước sôi bên dưới.
Theo thạc sĩ - bác sĩ Trần Thu Nga, Phòng khám Y học cổ truyền, cơ sở 3 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, đối với việc xông cho trẻ để hỗ trợ điều trị hoặc phòng tránh COVID-19, có những điểm cần hết sức lưu ý. Tuyệt đối không dùng hình thức xông với trẻ sơ sinh vì hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn rất non nớt, tinh dầu và hơi nước nóng có thể kích thích niêm mạc và làm phỏng đường hô hấp của trẻ.
Những trẻ lớn hơn có thể xông nhưng chỉ nên xông 1 lần/ngày, không được dùng nước quá nóng (khoảng 50 độ C là nhiệt độ lý tưởng), không cho trẻ xông với cả nồi nước thảo dược nấu sôi như cách người lớn vẫn làm mà chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu tràm hoặc khuynh diệp vào ly nước ấm rồi đưa lên mũi, miệng để xông vùng mũi họng.
Sau khi xông, các lỗ chân lông khai mở, cần tránh đi tắm ngay kẻo bị phong hàn. Lúc này, hãy lấy khăn bông lau khô mồ hôi, uống một ly nước ấm để cân bằng nhiệt độ cơ thể, nghỉ ngơi và có thể ăn thức ăn nhẹ.
Tùy thể trạng của từng người, có thể tắm lại sau khi xông ít nhất 30 phút đến 1 giờ, khi cơ thể khỏe mạnh, thoải mái.
Đừng tích cực tẩm bổ khi đang có triệu chứng bệnh
Ngoài quan niệm xông càng nhiều, nước xông càng nóng càng tốt, không ít phụ huynh đang hiểu chưa đúng về việc tẩm bổ khi trẻ mắc COVID-19. Bé P.T.H. (năm tuổi, ngụ Q. Bình Thạnh, TPHCM) mắc COVID-19 với triệu chứng điển hình là tiêu chảy. Gia đình cật lực tẩm bổ cho bé bằng nhiều món như: tổ yến chưng đường phèn, táo đỏ; gà tiềm thuốc bắc với nhân sâm và đông trùng hạ thảo… Tình trạng tiêu chảy của bé ngày càng nặng thêm.

Chẳng những không khỏe hơn sau khi tẩm bổ mà bé cứ lả đi, thậm chí nôn. Mẹ bé gọi điện nhờ bác sĩ tư vấn thì mới biết trẻ đang tiêu chảy không nên ăn những món trên.
Khi trẻ đang nhiễm COVID-19 và có triệu chứng tiêu chảy, theo quan niệm y học cổ truyền, những diễn tiến và biểu hiện của COVID-19 hiện nay có thể là ôn bệnh, thuộc bệnh ngoại cảm với cơ chế gây bệnh là do chính khí suy kém, tà khí nhân đó xâm nhập gây bệnh. Khi đó, ta cần tập trung khu tà, đẩy tà khí gây bệnh ra ngoài cơ thể rồi mới bồi bổ chính khí.
Mới đây, trong một nhóm cư dân tại Q. 3, TPHCM, có người chia sẻ clip một em bé chỉ chừng vài tháng tuổi được người nhà bế đưa qua đưa lại trên nồi nước xông đang nghi ngút khói khiến người xem không khỏi thót tim. Phương pháp xông này chưa biết hiệu quả ra sao nhưng mọi người đều lo lắng cho sự an toàn của đứa trẻ, chỉ sợ người lớn lỡ tay làm bé rơi vào nồi nước sôi bên dưới.
Theo thạc sĩ - bác sĩ Trần Thu Nga, Phòng khám Y học cổ truyền, cơ sở 3 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, đối với việc xông cho trẻ để hỗ trợ điều trị hoặc phòng tránh COVID-19, có những điểm cần hết sức lưu ý. Tuyệt đối không dùng hình thức xông với trẻ sơ sinh vì hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn rất non nớt, tinh dầu và hơi nước nóng có thể kích thích niêm mạc và làm phỏng đường hô hấp của trẻ.
Những trẻ lớn hơn có thể xông nhưng chỉ nên xông 1 lần/ngày, không được dùng nước quá nóng (khoảng 50 độ C là nhiệt độ lý tưởng), không cho trẻ xông với cả nồi nước thảo dược nấu sôi như cách người lớn vẫn làm mà chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu tràm hoặc khuynh diệp vào ly nước ấm rồi đưa lên mũi, miệng để xông vùng mũi họng.
Sau khi xông, các lỗ chân lông khai mở, cần tránh đi tắm ngay kẻo bị phong hàn. Lúc này, hãy lấy khăn bông lau khô mồ hôi, uống một ly nước ấm để cân bằng nhiệt độ cơ thể, nghỉ ngơi và có thể ăn thức ăn nhẹ.
Tùy thể trạng của từng người, có thể tắm lại sau khi xông ít nhất 30 phút đến 1 giờ, khi cơ thể khỏe mạnh, thoải mái.
Đừng tích cực tẩm bổ khi đang có triệu chứng bệnh
Ngoài quan niệm xông càng nhiều, nước xông càng nóng càng tốt, không ít phụ huynh đang hiểu chưa đúng về việc tẩm bổ khi trẻ mắc COVID-19. Bé P.T.H. (năm tuổi, ngụ Q. Bình Thạnh, TPHCM) mắc COVID-19 với triệu chứng điển hình là tiêu chảy. Gia đình cật lực tẩm bổ cho bé bằng nhiều món như: tổ yến chưng đường phèn, táo đỏ; gà tiềm thuốc bắc với nhân sâm và đông trùng hạ thảo… Tình trạng tiêu chảy của bé ngày càng nặng thêm.
Chẳng những không khỏe hơn sau khi tẩm bổ mà bé cứ lả đi, thậm chí nôn. Mẹ bé gọi điện nhờ bác sĩ tư vấn thì mới biết trẻ đang tiêu chảy không nên ăn những món trên.
Khi trẻ đang nhiễm COVID-19 và có triệu chứng tiêu chảy, theo quan niệm y học cổ truyền, những diễn tiến và biểu hiện của COVID-19 hiện nay có thể là ôn bệnh, thuộc bệnh ngoại cảm với cơ chế gây bệnh là do chính khí suy kém, tà khí nhân đó xâm nhập gây bệnh. Khi đó, ta cần tập trung khu tà, đẩy tà khí gây bệnh ra ngoài cơ thể rồi mới bồi bổ chính khí.
Nguồn: https://www.phunuonline.com.vn/cham-soc-tre-mac-covid-19-sai-cach-tuong-tot-thanh-hai-con-a1459908.html
Tin liên quan