Chỉ số thai nhi theo tiêu chuẩn quốc tế
Từ khi biết mình mang thai một thiên thần nhỏ bé, chắc chắn mẹ không khỏi lo lắng vì không biết nên làm gì để chăm sóc thai nhi tốt nhất, có tiêu chuẩn nào để thực hiện theo không. Vì vậy, việc tìm hiểu về các chỉ số thai nhi là quan trọng, giúp mẹ có thể nắm được các chỉ số thai nhi theo tuần. Qua đó, sẽ biết cách cân đối nếp sống giúp con có thể phát triển khỏe mạnh nhất.
Chỉ số thai nhi tiêu chuẩn là gì?
Khi mới hình thành trong bụng mẹ, thai nhi chỉ như một hạt đậu bé xíu. Trải qua một thời gian dài, hơn 39 tuần, kích thước và thể trạng của thai nhi sẽ phát triển dẫn và hoàn thiện mọi bộ phận. Tất các các sự phát triển đó, được bác sĩ theo dõi qua bảng chỉ số thai nhi chuẩn , giúp mẹ biết được thai đang được phát triển như thế nào.
Chỉ số thai nhi được thể hiện qua một số yếu tố, tương ứng với các ký tự được viết tắt trong kết quả siêu âm định kỳ của mẹ như sau:
- GA - Gestational Age tức là Tuổi của thai nhi, được tính từ ngày đầu chu kỳ kinh cuối của mẹ (tuần).
- CRL - Crown Rump Length tức là Chiều dài đầu mông của thai nhi (mm).
- GSD - Gestational Sac Diameter tức là đường kính của túi thai, chỉ số này được đo vào những ngày đầu thai nhi hình thành (mm).
- EFW - Estimated Fetal Weight tức là khối lượng thai nhi ước đoán (g).
- BPD - Biparietal Diameter tức là đường kính lưỡng đỉnh, chính là đường kính lớn nhất tại mắt cắt vòng đầu của thai nhi (mm).
- FL - Femur Length tức là Chiều dài xương đùi của thai nhi (mm).
Bảng chỉ số thai nhi tiêu chuẩn của quốc tế
Như vậy, khi theo dõi chỉ số thai nhi mẹ có thể dễ dàng nhận biết sự phát triển của con mình đã chuẩn chưa, mà qua đó có thể thay đổi thức ăn, nếp sống để giúp con được phát triển tốt nhất. Và để giúp mẹ có cái nhìn rõ ràng hơn về kích thước thai nhi theo tuần, mẹ có thể tham khảo và theo dõi bảng chỉ số thai nhi theo tuần chuẩn quốc tế sau đây:
GA Tuổi thai nhi (Tuần) | CRL (mm) | GSD (mm) | EFW (g) | BPD (mm) | FL (mm) |
0 - 3 | Ở giai đoạn này, phôi thai còn khá bé, nên chưa thể biết được rõ ràng về các chỉ số thai nhi theo tuần. Thậm chí, nhiều mẹ vẫn không nhận biết được mình đang có sự thay đổi trong người. Chỉ đến khi chậm kinh, thì mới thử và phát hiện có thai. Vì kích thước khá nhỏ, nên siêu âm trong giai đoạn này cũng chỉ để giúp mẹ biết mình có mang thai thật hay không thôi. | ||||
4 | 3 - 6 | ||||
5 | 6 - 12 | ||||
6 | 4 - 7 | 14 - 25 | |||
7 | 9 - 15 | 0.5 - 2 | |||
8 | 16 - 22 | 1 - 3 | |||
9 | 23 - 30 | 3 - 5 | |||
10 | 31 - 40 | 5 - 7 | |||
11 | 41 - 51 | 12 - 15 | |||
12 | 53 | 18 -25 | |||
13 | 74 | 35 - 50 | 21 | ||
14 | 87 | 60 - 80 | 25 | 14 | |
15 | 101 | 90 - 110 | 29 | 17 | |
16 | 116 | 121 - 171 | 32 | 20 | |
17 | 130 | 150 - 212 | 36 | 23 | |
18 | 142 | 185 - 261 | 39 | 25 | |
19 | 153 | 227 -319 | 43 | 28 | |
20 | 164 | 275 - 387 | 46 | 31 | |
21 | 26.7 | 399 | 50 | 34 | |
22 | 27.8 | 478 | 53 | 36 | |
23 | 58.9 | 568 | 56 | 39 | |
24 | 30 | 679 | 59 | 42 | |
25 | 34.6 | 785 | 62 | 44 | |
26 | 35.6 | 913 | 65 | 47 | |
27 | 36.6 | 1055 | 68 | 49 | |
28 | 37.6 | 1210 | 71 | 52 | |
29 | 38.6 | 1379 | 73 | 54 | |
30 | 39.9 | 1559 | 76 | 56 | |
31 | 41.1 | 1751 | 78 | 59 | |
32 | 42.4 | 1953 | 81 | 61 | |
33 | 43.7 | 2162 | 83 | 63 | |
34 | 45.0 | 2377 | 85 | 65 | |
35 | 46.2 | 2595 | 87 | 67 | |
36 | 47.4 | 2813 | 89 | 68 | |
37 | 48.6 | 3028 | 90 | 70 | |
38 | 49.8 | 3236 | 92 | 71 | |
39 | 50.7 | 3435 | 93 | 73 | |
40 | 51.2 | 3619 | 94 | 74 |
Trong bảng này, chỉ số GSD (Đường kính túi thai) chỉ được đo trong khoảng từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6, khi thai nhi mới hình thành. Qua giai đoạn này, thai nhi bắt đầu phát triển các bộ phận nên không còn đo chỉ số này nữa. Sau mỗi lần đó, dựa vào chỉ số thai nhi theo tuân tiêu chuẩn này, mà bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách chăm sóc thai kỳ của mình, để em bé được lớn lên trong bụng mẹ cách khỏe mạnh nhất.
Hy vọng rằng, chia sẻ về chỉ số thai nhi sẽ giúp mẹ hiểu hơn tầm quan trọng khi chăm sóc con mình ngay từ trong bào thai. Mẹ có thể liên hệ đến các bệnh viện chuyên môn để được thăm khám thai định kỳ tốt nhất.
Tin liên quan