Tránh nhầm lẫn giữa loét miệng và tay chân miệng
Tránh nhầm lẫn giữa loét miệng và tay chân miệng là một vấn đề quan trọng. Cả hai bệnh này đều có xuất hiện các vết loét đỏ trong khu vực miệng, nhưng cũng có những dấu hiệu riêng biệt, giúp phụ huynh có thể dễ dàng phân biệt chúng.
BSCKII Dư Tuấn Quy - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết: "Loét miệng, đẹn miệng với tay chân miệng đều có các dấu hiệu xuất hiện trong khoang miệng. Khi loét miệng miệng bình thường các vết loét là áp - tơ và chỉ có 1 vết loét duy nhất. Trẻ cũng có thể bị đau miệng, chảy nước miếng và sốt nhẹ kèm theo. Còn loét miệng do tay chân miệng thì ngoài 1 vết loét sẽ có thêm các vệ tinh, các vết loét, vết chấm loét xung quanh".
Để được phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của trẻ, tham khảo dịch vụ tư vấn sức khỏe từ xa, gọi Video nói chuyện trực tiếp với bác sĩ chuyên môn. (Xem thêm tại đây)
Khi phát hiện vết loét miệng đặc trưng của bệnh tay chân miệng, quan trọng là kiểm tra kỹ ở lòng bàn tay, bàn chân, mông và các vùng khác trên cơ thể để tìm thêm những vết loét và dấu hiệu bất thường khác.
Gần đây, đã xuất hiện nhiều trường hợp nổi bóng nước ở các vị trí đặc biệt như rìa ngón tay, kẽ ngón. Do đó, chúng ta cần đặc biệt quan sát và chăm sóc trẻ em. Phụ huynh cũng cần kiểm tra xem trẻ có triệu chứng sốt, giật mình hay không.

Lưu ý rằng sốt, biếng ăn và chảy nước miếng cũng có thể xuất hiện ở trẻ em khi mọc răng, vì vậy việc phân biệt giữa các triệu chứng này rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của con bạn.
Theo BS. Quy, bệnh tay chân miệng có hai dấu hiệu quan trọng cần theo dõi đó là sốt và giật mình.
Trước hết, chúng ta cần chú ý đến dấu hiệu sốt. Trẻ có thể bất ngờ bị sốt, và nếu sốt kéo dài từ ngày thứ 2 trở đi, đặc biệt là sốt không giảm sau khi uống thuốc hạ sốt, hoặc sau khi ngừng thuốc sốt lại quay trở lại, và kèm theo đó là triệu chứng chảy nước miếng, thì cần phải nghi ngờ đến việc trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng. Đây là một tín hiệu quan trọng cho thấy tình trạng sức khỏe của trẻ đang trở nặng lên và cần được theo dõi và điều trị một cách cẩn thận.
Thứ hai, dấu hiệu khác cần chú ý là giật mình. Khi trẻ chuẩn bị đi vào giấc ngủ hoặc đang trong giấc ngủ nhẹ, nếu trẻ bắt đầu giật mình, hốt hoảng, nắm chặt tay chân và bật dậy thì đó có thể là dấu hiệu của giật mình do bệnh tay chân miệng.
Thêm vào đó, một tín hiệu khác của bệnh này là trẻ thường sẽ ưa thích ở bên cạnh mẹ và không muốn rời xa mẹ. Khi bị tách ra khỏi mẹ, trẻ có thể trở nên hoảng sợ và lo lắng. Điều này đặc biệt quan trọng để xác định bệnh tay chân miệng trong trẻ nhỏ.
Việc theo dõi và nhận biết các dấu hiệu này sớm có thể giúp phát hiện và điều trị bệnh tay chân miệng một cách hiệu quả.
Chăm sóc trẻ tay chân miệng chuẩn bệnh viện tại nhà
Khi trẻ mắc tay chân miệng ở thể nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ điều trị ngoại trú tại nhà. BSCKII Nguyễn Minh Tiến – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) tư vấn:
- Cho trẻ uống thuốc theo toa bác sĩ cho như hạ sốt, giảm đau, đa sinh tố. Uống thuốc hạ sốt khi sốt > 38 độ bằng Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống) có thể lặp lại mỗi 4- 6 giờ khi sốt lại.
- Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ theo độ tuổi, nên cho trẻ ăn nhưng thức ăn lỏng dễ tiêu, tránh thức ăn chua, cay…
- Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ.
- Trẻ sẽ đau họng, đau miệng do các vết loét phụ huynh có thể sử dụng thuốc tráng niêm mạc dạng sữa nhũ dịch như phosphalugel, varogel hoặc trimafort... cho trẻ ngậm nuốt 1-2ml /lần để dịu cơn đau rồi mới cho trẻ ăn.
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ.
- Cho trẻ nghỉ học, nghỉ ngơi tại nhà, tránh kích thích vào các vết loét, ban và cần cách ly với trẻ khác.
- Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh. Nếu trẻ sốt cần cho trẻ tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ. Cần theo dõi và cách ly trẻ đủ 10 ngày. Khi trẻ hết sốt, các bóng nước, ban da trên lòng bàn tay, bàn chân của trẻ mờ dần và mất đi không để lại sẹo thì được coi là đã khỏi bệnh.
Phụ huynh lưu ý khi trẻ có biểu hiện một trong các dấu hiệu cảnh báo nặng sau cần phải đưa trẻ tới bệnh viện ngay kể cả trong đêm:
- Sốt cao
- Thở bất thường
- Quấy khóc liên tục
- Khó ngủ hoặc ngủ li bì hoặc ngủ gà
- Giật mình, hốt hoảng, chới với
- Ngồi không vững hoặc đi loạng choạng
- Run tay, chân hoặc co giật
- Vả mồ hôi
- Nôn ói nhiều, bỏ ăn, bỏ bú
- Yếu tay chân
- Da nổi bông, vân tím hoặc xanh tái
"Tay chân miệng là bệnh quanh năm, đặc bệt là từ tháng 4 - tháng 6 và tháng 9 - tháng 12. Trẻ đã từng mắc tay chân miệng vẫn có thể tái nhiễm nhiều lần. Những trẻ đã từng mắc sẽ có miễn dịch tự nhiên tuy nhiên miễn dịch này yếu và không có khả năng chống lại virus. Siêu vi trùng đường ruột có rất nhiều loại, có khả năng đợt này trẻ mắc loại này, đợt sau có thể mắc loại khác nên phụ huynh không được chủ quan lơ là" - BS. Nguyễn Minh Tiến khuyến cáo.
Medpro Hỗ trợ Chăm sóc sức khoẻ trong thời điểm dịch Tay Chân Miệng tăng cao:
Trò Chuyện Chuyên Môn - Miễn phí Cuộc Gọi Video Cùng Bác Sĩ Chuyên Khoa trên ứng dụng Medpro
Medpro luôn đồng hành và hỗ trợ bạn trong việc chăm sóc sức khoẻ trẻ nhỏ trong thời điểm dịch Tay Chân Miệng lan rộng thông qua chương trình Trải Nghiệm Miễn Phí Cuộc Gọi Video cùng Bác Sĩ có chuyên môn. Với Bác Sĩ Tư Vấn Từ Xa của Ứng dụng Medpro , bạn có thể thực hiện cuộc gọi video trực tiếp với bác sĩ ngay tại nhà và kịp thời giải quyết các vấn đề sức khoẻ phát sinh trong thời điểm dịch Tay Chân Miệng.
- - THỜI GIAN ÁP DỤNG: 01/09 - 10/09/2023
- - HƠN 7 CHUYÊN KHOA TƯ VẤN KHÁM BỆNH
- - PHÍ TƯ VẤN: 0Đ (Hoàn toàn miễn phí)
- - Tìm hiểu ngay:https://medic.medpro.vn/telemedicine
Để đặt lịch Tư Vấn Khám Sức Khoẻ trên Ứng dụng Medpro, bạn chỉ cần thực hiện 4 bước:
- Bước 1. Tải ứng dụng (Apps) của Medpro trên hệ điều hành Android và iOS
- Bước 2. Chọn bác sĩ hoặc Chuyên Khoa phù hợp với nhu cầu Tư vấn khám chữa bệnh
- Bước 3. Tạo Hồ sơ và Điền thông tin theo mẫu
- Bước 4: Xác nhận đặt lịch và Thanh toán
Trong trường hợp gặp khó khăn khi đặt lịch, bạn có thể gọi ngay tổng đài hỗ trợ đặt lịch 1900-2115 để được hỗ trợ kịp thời và hướng dẫn chi tiết.
--------
Tải ứng dụng Medpro ngay - ứng dụng đặt khám nhanh tại hơn 70 Cơ Sở Y Tế hàng đầu Việt Nam
1. Truy cập website: https://medpro.vn/
2. Tải ứng dụng: https://medpro.vn/s/fb_dl
3. Tư vấn sức khỏe từ xa: https://medic.medpro.vn/telemedicine
4. Zalo: https://zalo.me/medpro
5. Tổng đài đặt lịch và tư vấn y tế trên nền tảng Medpro: 1900 2115
Tìm kiếm từ khoá "Medpro" trên App Store (IOS) và Google Play (Android)
#medpro #19002115
Nguồn bài viết: https://suckhoedoisong.vn/phan-biet-loet-mieng-voi-benh-tay-chan-mieng-luu-y-khi-cham-soc-tre-tai-nha-169220601220342757.htm