logo
Banner News

Kiến thức lý thú về đôi mắt có thể bạn chưa biết

05/07/2023, 02:49 - NGUYEN CAM
Kiến thức lý thú về đôi mắt có thể bạn chưa biết. Hãy cùng khám phá ngay các kiến thức hữu ích về mắt bao gồm cấu tạo của mắt và cách thức hoạt động của mắt.

Mắt là một bộ phận quan trọng của cơ thể người. Mắt người được cấu tạo đặc biệt đảm bảo nhu cầu nhìn, cảm nhận hình ảnh sự vật, sự việc xung quanh chúng ta một cách sống động nhất. Bạn đã thực sự hiểu biết về đôi mắt của mình? Dưới đây sẽ là một số kiến thức quan trọng, cơ bản nhất về đôi mắt mà bạn cần biết.

Cấu tạo của mắt người

Cấu tạo đôi mắt của chúng ta được chia ra làm 2 phần lớn bao gồm cấu tạo bên ngoài và cấu tạo bên trong. Dưới đây sẽ là cấu tạo chi tiết bên trong và bên ngoài mắt mà bạn có thể đã biết.

1. Cấu tạo bên ngoài của mắt

Cấu tạo võng mạc và các bệnh lý võng mạc thường gặp - YouMed
Cấu tạo bên ngoài của mắt

Cấu tạo mắt được quan sát trực tiếp ngay từ bên ngoài bao gồm: 

  • Lông mày ở ngay trên mắt, phần lông mi gắn liền xung quanh viền mắt giúp bào vệ đôi mắt khỏi bụi bẩn, hạn chế nước vào mắt hiệu quả.
  • mắt. Có người có 1 mí mắt, có người 2 mí mắt tạo lên những đôi mắt đẹp và đặc trưng, tạo tính thẩm mĩ cũng như thực hiện đóng mở mắt an toàn, dễ dàng.
  • Tròng mắt bao gồm lòng trắng và lòng đen mà mắt thường có thể nhìn thấy dễ dàng. Lòng đen di chuyển linh hoạt, là phần tiếp nhận hình ảnh mà mắt người tiếp nhận để chuyển đạt thông tin đến bộ não.

2. Cấu tạo bên trong của mắt

Cấu tạo bên trong của mắt người
Cấu tạo bên trong của mắt người

Khác với cấu tạo bên ngoài có thể nhìn rõ bằng mắt thường, cấu tạo bên trong của mắt có phần tinh vi và phức tạp hơn nhiều.

Phần bao bọc bên ngoài lòng đen mà chúng ta không nhìn thấy được (phần trong suốt) được nhắc tới trong cấu trúc bên ngoài của mắt có tên gọi là giác mạc. Phần giác mạc này là một tấm màng mỏng trong suốt, dai và không có mạch máu. Hình dạng giác mạc là hình chỏm cầu giống như một thấu kính hội tụ với phần viền mỏng và càng vào trung tâm càng dày. Giác mạc có kích thước khá nhỏ với đường kính là 11 mm, bán kính độ cong là 7,7 mm. Giác mạc chiếm 2/3 tổng công suất khúc xạ ánh sáng của nhãn cầu với lực hội tụ là 58.8 Diop. Giác mạc được tạo thành bởi 5 lớp: Biểu mô, nhu mô, nội mô. màng Bowmans và màng Descemet.

Phần lòng đen được nhắc tới bên trên được gọi là đồng tử. Đồng tử thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào mắt, đồng tử sẽ thực hiện các hoạt động giãn ra hoặc co lại. Mống mắt – phần vòng sắc tố bao bọc xung quanh đồng tử chính là yếu tố tạo lên một đôi mắt màu xanh, nâu hay đen. 

Thủy tinh thể như một thấu kính hội tụ nằm sau mống mắt. Thủy tinh thể giúp tập trung tia sáng vào võng mạc giúp hình thành nên các hình ảnh rõ nét, điều khiển để mắt có thể nhìn hình ảnh xa và gần.

Dịch kính tồn tại dưới dạng gel, trong suốt lấp đầy nhãn cầu, nằ sau thủy tinh thể. Dây thần kinh thị giác dạng bó sợi giúp truyền đạt tín hiệu đến não bộ để nhận biết hình ảnh. Mạch máu võng mạc bao gồm động mạch và tĩnh mạch. Hoàng điểm hay còn gọi là điểm vàng là nơi nhạy cảm nhất của các tế bào thị giác giúp nhìn sự vật, sự việc.

Cơ chế hoạt động của mắt

Cơ chế hoạt động của mắt
Cơ chế hoạt động của mắt

Mắt có hệ thấu kính gồm giác mạc, thủy tinh thể và đồng tử. Đầu tiên, giác mạc sẽ khúc xạ ánh sáng tói và hội tụ qua thủy tinh thể trên võng mạc. Sau đó, các tế bào cảm thụ ánh sáng thực hiện truyền tín hiệu đến trung ương thần kinh xác nhận tại não bộ. Cơ chế hoạt động của mắt được thực hiện nhất quán và điều phối từ trung ương thần kinh mà không một hệ thống máy móc tinh vi nào có thể sao chép được. 

Mắt chính là sự độc đáo và tinh vi bậc nhất giúp con người cảm nhận hình ảnh xung quanh một cách chất lượng nhất.

Hãy bảo vệ thật tốt đôi mắt của bạn, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường, hãy đi kiểm tra ngay

Đặt lịch khám tại Bệnh viện Mắt tại đây

Hoặc liên hệ tổng đài 1900 2115 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch

Xem tiếp
Icon Down
Banner tải app Medpro

© 2020 - Bản quyền thuộc Công Ty Cổ Phần Ứng Dụng PKHDMCA.com Protection Status