Viêm da dị ứng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm da dị ứng là tình trạng da liễu hình thành khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây hại từ môi trường, gây nên sự bất tiện trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Bệnh có thể chuyển biến xấu nếu không được điều trị kịp thời. Trong bài viết dưới dây, Medpro sẽ tổng hợp các thông tin xoay quanh bệnh lý này để bạn đọc có thể tham khảo.
Hình ảnh minh họa viêm da dị ứng
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng
Đây là bệnh lý bệnh phức tạp do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm sự giao hợp giữa yếu tố môi trường, hệ miễn dịch và di truyền. Dưới đây là một số tác nhân kích ứng thường thấy:
1. Suy giảm hệ miễn dịch:
Hệ miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Khi hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể sẽ dễ bị tấn công bởi các chất độc hại từ môi trường, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm trên da. Ngoài ra, một số bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch, chẳng hạn như sung huyết, bệnh Parkinson hay HIV,... cũng có thể gây ra các biến chứng là kích ứng da.
2. Yếu tố di truyền:
Nếu phụ huynh mắc bệnh dị ứng thì tỷ lệ em bé sinh ra bị viêm da cơ địa sẽ cao hơn mức bình thường. Tình trạng viêm da ở trẻ có thể dẫn đến biến đổi về gen, gây ảnh hưởng lớn khả năng bảo vệ da khỏi các chất độc hại ngoài môi trường. Đồng thời, viêm da cũng khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng máu, bị dị ứng với các loại thực phẩm, chẳng hạn như sữa bò, trứng, đậu phộng,...
3. Mắc bệnh lý về gan:
Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể, có chức năng lọc và đào thải các độc tố. Khi tế bào gan bị tổn thương do các bệnh lý như gan nhiễm mỡ, xơ gan, suy gan,... thì chức năng lọc và đào thải của gan sẽ suy yếu. Các chất độc bị tích tụ lâu ngày sẽ gây ra những biểu hiện viêm da dị ứng.
4. Cơ địa da nhạy cảm:
Những người mắc viêm da dị ứng có nguy cơ mắc hen suyễn và viêm mũi dị ứng cao so với người bình thường. Ngược lại, những ai mắc phải các căn bệnh trên cũng có tỷ lệ bị kích ứng da cao hơn.
5. Tiếp xúc với hóa chất, độc tố có trong môi trường
Những người có làn da nhạy cảm sẽ dễ bị kích ứng khi sử dụng các sản phẩm có chứa chất tẩy rửa hóa học: xà phòng, nước rửa chén, sưã tắm,..Những người làm trong môi trường phải tiếp xúc với các kim loại nặng, dung môi, khói bụi cũng là tác nhân gây nên căn bệnh dị ứng da.
Các bệnh lý về gan có thể khiến cơ thể tích tụ chất độc, gây dị ứng da. Nguồn: Internet
Các loại viêm da dị ứng
Bệnh dị ứng da được phân loại như sau:
1. Cấp độ bệnh lý:
- Viêm da cấp tính: diễn ra trong khoảng thời gian ngắn (vài ngày đến vài tháng), da có triệu chứng phù nề, xuất hiện mảng rát, mụn nước, đặc biệt là bọng nước dễ bị vỡ và chảy dịch, hình thành vảy trên da.
- Viêm da mạn tính: tình trạng da bị viêm nhiễm trong thời gian dài và tái phát nhiều lần, gây tổn thương da một cách nghiêm trọng. Việc điều trị cũng sẽ khó hơn so với viêm da cấp tính.
2. Đặc điểm bệnh lý:
- Viêm da dị ứng tiếp xúc: là tình trạng dị ứng khi da tiếp xúc với một số loại chất có trong mỹ phẩm, nọc độc côn trùng, thực vật,… làm cho da trở nên khô, phồng rộp và kích ứng, chuyển thành màu đỏ, nâu sẫm, tím,…
- Viêm da cơ địa: thường xảy ra ở những người có gen dị ứng, khó có thể kiểm soát hay trị dứt điểm được, dễ tái phát nhiều lần.
- Viêm da dị ứng thời tiết: thời tiết xảy ra thất thường, độ ẩm không khí khiến cho da trở nên nhạy cảm.
- Viêm da dị ứng bội nhiễm: là trường hợp viêm da chuyển biến nặng, xuất hiện mụn nước và bị vỡ, tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập vào cơ thể, khiến da sưng , ngứa, đỏ, đau rát nhiều. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây ra tình trạng hoại tử da, nhiễm trùng máu,… gây nguy hiểm cho người bệnh.
Thời tiết trái gió trở trời có thể khiến da bị kích ứng. Nguồn: Internet
Triệu chứng viêm da dị ứng phổ biến
Các dấu hiệu để nhận biết tương tự như các bệnh lý ngoài da khác:
- Dị ứng da xuất hiện khi cơ thể sản sinh histamin số lượng lớn để chống lại các dị nguyên. Người bệnh có thể nhận biết bệnh thông qua những dấu hiệu điển hình như: Da sưng đỏ, phù nề, ngứa, các mao mạch bị giãn nở. Lúc này, trên da bắt đầu có những nốt nhỏ li ti, da sần sùi và khô ráp hơn. Một số trường hợp bong tróc thành từng mảng, gây ngứa ngáy, nhất là khi về đêm
- Da có nhiều mẩn đỏ, ngứa: Đa số người bị bệnh lý này nhận thấy trên da nổi nhiều mẩn đỏ, đôi khi có màu nhợt hơn so với các vùng da xung quanh. Chúng gây ngứa dữ dội và thường xuất hiện nhiều ở khu vực da tay, da chân. Một số trường hợp bị nổi mẩn ngứa khắp người.
- Da bị khô, bong tróc: Dị ứng có thể khiến da bị mất nước, gây khô và bong vảy trắng;
- Da bị chảy dịch: Người bệnh có xu hướng cào gãi khi thấy ngứa ngáy trên da. Chính vì điều này khiến cho một số nốt mẩn đỏ có dịch bên trong bị vỡ, chảy ra ngoài.
Một số người chủ quan đây chỉ là căn bệnh ngoài da, tuy nhiên ở mức độ dị ứng nghiêm trọng, cơ thể sẽ có một số dấu hiệu như mệt mỏi, suy nhược, sốt cỏ khô, chán ăn,...
Mặc dù vị trí có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể nhưng căn bệnh này xuất hiện thường xuyên nhất trên bàn tay và bàn chân, ở mặt trước của của khuỷu, phía sau đầu gối, và trên mắt cá chân, cổ tay, mặt, cổ và ngực.
Triệu chứng viêm da. Nguồn: Internet
Điều trị viêm da dị ứng như thế nào?
Việc điều trị các bệnh lý về da thường phụ thuộc vào cơ chế gây bệnh và tình trạng của bệnh để có phương pháp can thiệp phù hợp.
1. Sử dụng thuốc:
Các thuốc sử dụng điều trị căn bệnh này bao gồm: thuốc bôi corticosteroid, ức chế calcineurin, doxepin, kem kháng sinh khi có bằng chứng bội nhiễm, sử dụng tia UV với liều điều trị, thuốc uống kháng histamin, kháng sinh nếu tình trạng bội nhiễm nặng không kiểm soát được bằng kháng sinh tại chỗ.
Sử dụng thuốc bôi corticosteroid có thể giảm thiểu tình trạng bội nhiễm ở da. Nguồn: Internet
Thuốc ức chế miễn dịch đường uống như corticosteroid, cyclosporine A, azathioprine, điều trị giải mẫn cảm đặc hiệu với dị nguyên khi có các bệnh phối hợp như hen phế quản, viêm mũi dị ứng. Trong trường hợp bệnh nhân nặng không kiểm soát được bằng một loại thuốc đơn độc, bệnh nhân sẽ được chỉ định liệu pháp điều trị kết hợp nhiều thuốc.
Để đảm bảo an toàn cho cơ thể và khắc phục bệnh một cách hiệu quả nhất, người dân khuyến khích nên được thăm khám tư vấn bởi các bác sĩ da liễu. Nếu da đang có một trong những dấu hiệu của viêm da dị ứng, bạn có thể đặt lịch tư vấn khám bệnh từ xa cùng các chuyên gia về Da liễu hàng đầu trên nền tảng Medpro.
2. Liệu pháp ánh sáng:
Đây là phương pháp dành cho người bệnh không đáp ứng với điều trị tại chỗ hoặc bị tái phát nhiều lần, bằng cách sử dụng tia cực tím hoặc dùng đèn chiếu để chặn các phản ứng miễn dịch gây ra bệnh dị ứng da. Phương pháp không được khuyến khích dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi nguy cơ lão hóa da và nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Cách phòng ngừa viêm da dị ứng
- Để phòng ngừa, bạn cần cung cấp cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong các bữa ăn để đảm bảo cơ thể hấp thụ đủ và tốt nhất. Nhất là các dạng vitamin, chất xơ, khoáng chất,…có trong trái cây, rau củ,…Đây là những thành phần quan trọng giúp tái tạo tế bào da, cải thiện dị ứng hiệu quả.
- Tránh ăn những thực phẩm có nguy cơ làm gia tăng dị ứng như hải sản, đậu phộng, sữa bò,…Những thực phẩm này mặc dù có nhiều dưỡng chất cho cơ thể tuy nhiên lại là nhóm thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao. Người có cơ địa mẫn cảm, có tiền sử dị ứng thức ăn nên lưu ý vấn đề này.
- Uống nhiều nước để tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Tránh uống rượu bia, thức uống chứa chất kích thích gây hại cho sức khỏe, gia tăng dị ứng.
- Vệ sinh vùng da dị ứng sạch sẽ, tránh để da tiếp xúc với dị nguyên, khói bụi, môi trường ô nhiễm,…Khi đi ra ngoài nên áp dụng các biện pháp phòng tránh, bảo vệ da khỏi tác động của ánh sáng mặt trời, gió lạnh... Không tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh, sử dụng nước đủ ấm để giữ da không bị khô làm bệnh nghiêm trọng hơn. Trong quá trình điều trị nếu da có những dấu hiệu bất thường nên thông báo với bác sĩ. Không tự ý thay đổi phác đồ điều trị khiến viêm da nghiêm trọng và biến chứng.
Các loại thực phẩm có thể gia tăng dị ứng nên hạn chế với người có cơ địa nhạy cảm. Nguồn: Internet
Trên đây là toàn bộ thông tin về căn bệnh viêm da dị ứng gây bất tiện trong quá trình sinh hoạt của nhiều người. Hi vọng bài viết sẽ là nguồn tham khảo tin cậy, giúp người bệnh có thể bổ sung thêm kiến thức nhằm phát hiện bệnh sớm nhất. Mọi thông tin xin liên hệ Tổng đài 1900 2115 của Medpro để được hỗ trợ chi tiết về quy trình đặt lịch khám bệnh.
Tin liên quan