logo
Banner News

Bé bị nổi hạch ở cổ là bị gì? Kết nối với bác sĩ để tư vấn

01/08/2023, 12:20 - NGUYEN CAM
Bé bị nổi hạch ở cổ có thể do nhiều nguyên nhân, vì hệ thống hạch làm việc như một chuông cảnh báo cơ thể, 1 phần của hệ thống miễn dịch. Chi tiết trong bài viết!

Việc bé bị nổi hạch ở cổ có thể khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Vì, hệ thống hạch làm việc như một phần của hệ thống miễn dịch. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, từ nhiễm trùng nhẹ đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Để hiểu rõ hơn việc bé bị hạch ở cổ phụ huynh tham khảo bài viết dưới đây. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ nhi trên hệ thống Medpro để nhận được lời khuyên.

Hạch ở cổ là gì?

Cơ thể mỗi chúng ta sẽ có khoảng 450 - 600 hạch bạch huyết, với kích thước nhỏ, hình dầu dục, nằm dọc theo các mạch bạch huyết, ở nhiều vị trí trên cơ thể như cổ, nách, bẹn,... Trong đó, hạch cổ được chia ra thành nhiều nhóm nằm ở nhiều vị trí khác nhau như ở sau tai, mang tai, má, dưới hàm, dưới cằm,...

Hạch trên cơ thể là một phần của hệ thống miễn dịch, giúp chống lại các tác nhân có hại đang xâm nhập như virus, vi khuẩn. Trong đó, hạch cổ sẽ chịu trách nghiệm chính ở vùng đầu, mặt, cổ, vì vậy khi có vấn đề tại vùng này, hạch sẽ sưng lên. Ngoài ra, khi hạch bạch huyết sưng lên có thể là hồi chuông báo cho chúng ta biết, cơ thể đang gặp các vấn đề sức khoẻ như viêm họng, viêm amidam, nhiễm trùng tai hoặc các bệnh lý nghiêm trọng hơn như bệnh truyền nhiễm, ung thư.

Hệ thống hạch ở vùng cổ

Hệ thống hạch ở vùng cổ

bé bị hạch ở cổ có sao không?

Ở trẻ nhỏ, hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, hạch bạch huyết hoạt động như một phần quan trọng của hệ thống này. Khi cơ thể trẻ gặp các vấn đề, hạch bạch huyết có thể bị sưng lên như một phản ứng tự nhiên. Nhận biết nguyên nhân và dấu hiệu sẽ giúp phụ huynh xử lý kịp thời các trình trạng.

Một số nguyên nhân trẻ bị sưng hạch ở cổ

+ Các viêm nhiễm vùng đầu như viêm amidan, viêm mũi, viêm họng, viêm tuyến nước bọt, mọc răng, viêm tai,... lúc này hạch ở sưng lên, đau và trẻ thể sốt cao.

+ Nổi hạch cho lao (lao hạch), trường hợp này hạch nổi lên thường không đau, tạo thành chùm, chuỗi, thời gian sưng kéo dài. Lúc này, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và can thiệp kịp thời.

+ Do phản ứng dị ứng với thức ăn, lông động vật, các loại quả rừng cũng có thể là nguyên nhân gây sưng hạch.

+ Bệnh lý nghiêm trọng như ung thư, dù hiếm gặp nhưng ung thư hạch hoặc bệnh bạch cầu cũng có thể là nguyên nhân.

Một số dấu hiệu nhận biết phụ huynh cần chú ý

Bé bị nổi hạch ở cổ khó có thể quan sát thấy trên da, vì vậy ba mẹ cần lưu những dấu hiệu dưới đây:

+ Tại vị trí cổ, có thể bị sưng tấy đỏ, làm cho bé có cảm giác đau và khó nuốt.

+ Khi sờ vào có thể dễ dàng cảm nhận, hạch có thể mềm hoặc cứng, cố định hoặc di động.

Ngoài ra, còn các triệu chứng đi kèm như: Sốt cao, biếng ăn, mệt mỏi, phát ban, đổ mồ hôi về đêm, khó khăn về hô hấp (nghẹt mũi, đau họng, ho,...)

Khi sờ vào ba mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được hạch

Khi sờ vào ba mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được hạch

Nên làm gì khi bé bị sốt nổi hạch ở cổ

Nếu ba mẹ nhận thấy bé nhà mình có các dấu hiệu nêu trên hãy đưa bé đến bệnh viện hoặc liên hệ bác sĩ để nhận được tư vấn và điều trị phù hợp. Việc ba mẹ xử lý tình huống kịp thời sẽ giúp bé phục hồi nhanh hơn và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Trước hết, ba mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện gần nhất nếu hạch không giảm sưng tấy, hạch to hơn, gây đau đớn cho bé, hoặc nếu bé sốt cao không giảm, mệt mỏi kéo dài và các triệu chứng bất thường khác.

Cách chăm sóc trẻ

Ba mẹ có thể chăm sóc bé bằng cách sử dụng khăn ấm chườm lên cổ đẻ giảm đau và sưng. Dùng một chiếc khăn sạch, ngâm vào nước ấm (lưu ý không quá nóng) và vắt cho bớt nước. Chường lên cùng hạch bị sưng từ 10 - 15 phút, lặp lại vài lần trong ngày.

Cho bé uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể không bị mất nước và hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Ba mẹ sử dụng nước lọc (ấm), nước ép trái cây (hạn chế đường), nước yến và tránh sử dụng các loại nước có ga hoặc nước ngọt và cần khiêng sử dụng các sản phẩm ướp lạnh hoặc có đá.

Ba mẹ tham khảo bệnh viện nhi uy tín tại TPHCM cho đặt khám trước

Ba mẹ có thể tham khảo danh sách các bệnh viện, phòng khám Nhi uy tín tại TPHCM dưới đây. Đây đều là những địa chỉ được nhiều phụ huynh tin tưởng, vì đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, thân thiện và trang thiết bị hiện đại.

Bênh viện Nhi đồng 1

  • Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP.HCM

Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.

Phòng khám nhi đồng Hiếu Phúc

  • Địa chỉ: 12 Kì Đồng, Phường 9, Quận 3,Tp.HCM

Phòng Khám Nhi Chất Lượng Cao Kỳ

  • Địa chỉ: 489 Minh Phụng, Phường 10, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

Để đảm bảo bé được chăm sóc và điều trị kịp thời, ba mẹ nên đặt khám trước tại nhà qua ứng dụng hoặc gọi đến tổng đài 1900 2115. Đặt lịch trước ba mẹ chỉ cần đến sớm 15 phút so với giờ khám dự kiến, không cần đến từ 6h sáng để xếp hàng lấy số thứ tự.

Xem chi tiết: 8 Bệnh viện, Phòng khám Nhi tốt ở TPHCM

Gợi ý tư vấn khám bệnh qua video với bác sĩ

Ngoài việc đến bệnh viện, ba mẹ có thể tham khảo tính năng kết nối trực tiếp với bác sĩ qua cuộc gọi video trên ứng dụng Medpro. Đây là giải pháp thuận tiện cho những ai ở xa hoặc chưa xác định được mức độ nghiêm trọng tình trạng sức khoẻ của bé. Khi kết nối với bác sĩ Nhi khoa hàng đầu đến từ các bệnh viện lớn, ba mẹ sẽ nhận được lời khuyên nhanh chóng và xác nhận được tình trạng của bé.

Hãy truy cập Medpro để đặt lịch hẹn tư vấn qua video với bác sĩ, đảm bảo bé yêu luôn được chăm sóc tốt nhất, dù ở bất kỳ đâu.

Hướng dẫn các bước đặt lịch tư vấn khám bệnh qua video cùng bác sĩ

Bước 1: Tải ứng dụng Medpro hoặc truy cập website

Bước 2: Đăng nhập hoặc tạo tài khoản

Bước 3: Tìm và chọn dịch vụ Tư vấn khám bệnh qua video

Bước 4: Chọn bác sĩ Nhi khoa mà bạn muốn tư vấn

Bước 5: Chọn ngày giờ và thanh toán phí khám.

Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể gọi đến tổng đài 1900 2115 để được hướng dẫn và hỗ trợ đặt lịch.

Bác sĩ Nhi khoa nổi bật trên ứng dụng Medpro

Dưới đây là một số bác sĩ Nhi khoa hàng đầu, ba mẹ có thể bấm vào để xem thông tin trước và đặt lịch:

Ths.BS Lê Chí Hiếu - BV Nhi Đồng Thành phố

Ths BS. Nguyễn Ngọc Bách - BV Nhi Đồng 1

Ths BS. Lê Ngọc Hồng Hạnh - Bv Nhi đồng 2

Xem thêm: Top 10 bác sĩ Nhi giỏi được ba mẹ tin tưởng

Trong bài viết này, chúng ta đã cùng đi qua những thông tin quan trong về tình trạng y tế bé bị nổi hạch ở cổ. Ba mẹ cần hiểu và nhận biết sớm các triệu chứng để xử lý kịp thời, từ đó giúp trẻ hồi phục nhanh hơn. Ngoài việc đưa bé đến bệnh viện, ba mẹ cũng nên lưu ý cách chăm sóc trẻ Medpro đã hướng dẫn bên trên nhé. Cuối cùng, Medpro hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quá trình chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Đừng quên đặt lịch qua ứng dụng Medpro - Đặt khám nhanh hoặc gọi đến tổng đài 1900 2115 nhé.

Tài liệu tham khảo:

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Xem tiếp
Icon Down
Banner tải app Medpro

© 2020 - Bản quyền thuộc Công Ty Cổ Phần Ứng Dụng PKHDMCA.com Protection Status