logo
Banner News

Ung thư dạ dày: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách phòng bệnh

18/06/2021, 02:41 - medpro
Ung thư dạ dày (K dạ dày) là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người. Bài viết cung cấp đầy đủ thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Ung thư dạ dày (K dạ dày) là kết quả của sự phát triển bất thường và mất kiểm soát của tế bào trong dạ dày, tạo nên các khối u có thể lan rộng và gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tử vong. Cùng Medpro tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này, dấu hiệu nhận biết sớm cũng như cách phòng bệnh hiệu quả trong bài viết.

Dấu hiệu nhận biết và triệu chứng ung thư dạ dày

Theo chia sẻ trên Báo Sài Gòn Giải Phóng của Phó Trưởng khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - TS BS. Võ Duy Long cho biết rằng dấu hiệu của K dạ dày thường dễ nhầm lẫn với triệu chứng viêm dạ dày, cụ thể:

  • Giai đoạn đầu: Khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, ăn uống chậm tiêu,.....
Đau bụng, buồn ói, khó tiêu,... là dấu hiệu của ung thư dạ dày

Đau bụng, buồn ói, khó tiêu,... là dấu hiệu của ung thư dạ dày. Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh

  • Giai đoạn muộn: Đau bụng kéo dài, buồn ói, nôn ra máu, tiêu phân đen, cảm giác sờ thấy khối u ở bụng, hoặc có biểu hiện thiếu máu, vàng da,.
Ung thư dạ dày qua từng giai đoạn

Ung thư dạ dày qua từng giai đoạn

Nguyên nhân gây ra ung thư bao tử

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng, các yếu tố nguy cơ cao bao gồm:

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều thực phẩm ủ muối, lên men, hun khói, đồ nướng,...
  • Thói quen ăn quá nhanh: Thức ăn không được nhai kỹ, làm tăng áp lực và gây trào ngược axit, viêm loét, từ đó dẫn đến ung thư bao tử
  • Di truyền: Nếu gia đình có người bị K dạ dày, những người cùng huyết thống có nguy cơ cao mắc bệnh cao hơn.
  • Người sống trong môi trường độc hại, tiếp xúc với nhiều hóa chất, và người bị viêm loét dạ dày lâu dài đều có nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP), nếu không được điều trị triệt để, có thể tăng nguy cơ mắc ung thư bao tử. Tình trạng này đặc biệt lo ngại tại Việt Nam, đặc biệt ở nhóm người trẻ dưới 40 tuổi, với tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày ước khoảng 15%-20%.

Xem thêm: Axit dạ dày

Vi khuẩn HP là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến K dạ dày

Vi khuẩn HP là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến K dạ dày. Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn

Ảnh hưởng của K dạ dày đến người bệnh

Với người bị ung thư bao tử nhưng bị chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị có thể dẫn đến xâm lấn các cơ quan xung quanh và di căn xa, làm giảm khả năng điều trị tận gốc.

Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn cũng gây ra khó khăn trong quá trình điều trị, tốn kém về thời gian và chi phí. Đồng thời, điều này cũng có thể dẫn đến các biến chứng nặng như chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị,... ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, và thậm chí là tính mạng của người bệnh.

Các biện pháp điều trị ung thư dạ dày

Theo bác sĩ Võ Duy Long, bệnh này hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm. Khi có các triệu chứng nghi ngờ như đau bụng, ăn uống chậm tiêu, đầy bụng kéo dài trên 10 ngày, hãy đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán ngay lập tức.

Hiện nay, bệnh đang được điều trị bằng nhiều phương pháp hiệu quả:

  1. Phẫu thuật: Loại bỏ khối u ác tính bằng cách cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Đây là phương pháp chủ đạo, thường được áp dụng đầu tiên.
  2. Xạ trị: Sử dụng tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư.
  3. Hóa trị: Dùng hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư trong cơ thể.
  4. Liệu pháp nhắm trúng đích: Sử dụng các loại thuốc đặc biệt như Trastuzumab, Bevacizumab, Cetuximab để tấn công chính xác tế bào ung thư.
  5. Điều trị miễn dịch: Kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe và mong muốn của người bệnh. Việc kết hợp các phương pháp điều trị cũng có thể được áp dụng để tăng hiệu quả.

TS.BS Võ Duy Long thực hiện phẫu thuật ung thư bao tử bằng kỹ thuật mới

TS.BS Võ Duy Long thực hiện phẫu thuật ung thư bao tử bằng kỹ thuật mới. Nguồn: Báo NLĐ Điện Tử

Cách phòng chống ung thư dạ dày

Để ngăn chặn nguy cơ mắc ung thư bao tử, theo Bác sĩ Võ Duy Long, mọi người nên:

  • Ưu tiên chế độ dinh dưỡng cân đối: Tăng cường ăn rau, trái cây.
  • Hạn chế thực phẩm có thể gây kích ứng: Tránh tiêu thụ thực phẩm ngâm ủ, lên men lâu ngày, thức ăn nướng, và hun khói.
  • Thăm khám và điều trị nếu nhiễm khuẩn HP: Chủ động trong việc phát hiện và xử lý nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori.
  • Thực hiện tầm soát ung thư dạ dày: Đặc biệt, quan trọng khi đạt đến độ tuổi 40.

Medpro hiện cung cấp đa dạng các gói Tầm soát ung thư dạ dày từ các cơ sở y tế uy tín như:

  • Bệnh viện Đa khoa Hà Nội.
  • Bệnh viện 199 - Đà Nẵng (Trực thuộc Bộ Công an).
  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hoàn Mỹ Thủ Đức - Hồ Chí Minh.
  • Trung Tâm Nội Soi & Chẩn Đoán Bệnh Lý Tiêu Hóa Doctor Check - Hồ Chí Minh.

Đặt ngay lịch tầm soát dạ dày để bảo vệ sức khỏe cho bạn và những người thân yêu: https://medpro.vn/dich-vu-y-te/goi-kham-suc-khoe

Tầm soát K dạ dày để chủ động bảo vệ sức khỏe

Tầm soát K dạ dày để chủ động bảo vệ sức khỏe. Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

Kết luận

Bài viết trên cung cấp cho bạn toàn bộ thông tin về ung thư dạ dày, bao gồm triệu chứng, nguyên nhân, phương pháp điều trị và phòng ngừa. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn nâng cao hiểu biết về căn bệnh nguy hiểm này và có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Ung thư bao tử là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe và tính mạng con người. Do đó, việc chẩn đoán và điều trị sớm đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao tỷ lệ thành công.

Hãy chủ động bảo vệ bản thân và gia đình bằng cách đặt lịch tầm soát dạ dày định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín trên ứng dụng Medpro.

Xem tiếp
Icon Down
Banner tải app Medpro

© 2020 - Bản quyền thuộc Công Ty Cổ Phần Ứng Dụng PKHDMCA.com Protection Status