Trẻ em bị tăng động giảm chú ý có chữa được không?
Bệnh lý tăng động giảm chú ý ở trẻ em ngày càng phổ biến, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sự phát triển của trẻ nhỏ. Nhiều phụ huynh thắc mắc liệu bệnh này có chữa trị được hay không, song điều này phụ thuộc vào nguyên nhân và diễn biến tình trạng mắc phải. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Tăng động giảm chú ý là gì?
Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn phát triển thần kinh thường bắt đầu từ thời thơ ấu, thậm chí trước khi trẻ đến trường. Do ảnh hưởng đến hệ thần kinh, ADHD gây ra nhiều khó khăn trong quá trình phát triển của trẻ, đặc biệt ở các khía cạnh học tập, tiếp nhận và xử lý thông tin.
Dấu hiệu bị tăng động giảm chú ý ở trẻ
Trước khi xác định tăng động giảm chú ý có chữa trị khỏi hoàn toàn được không, các bậc phụ huynh cần nắm bắt dấu hiệu ở trẻ để có hướng xử lý sớm nhất, ngăn chặn diễn biến xấu dẫn đến khó điều trị. Các triệu chứng ADHD có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng và kéo dài đến tuổi trưởng thành. Dựa trên biểu hiện chính, ADHD được chia thành 3 dạng:
ADHD thiếu chú ý
Khó tập trung, dễ bị phân tâm, hay quên, mất đồ đạc. Thường gặp khó khăn trong việc làm theo hướng dẫn và hoàn thành nhiệm vụ. Có xu hướng tránh né các hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao, dễ bị phân tâm, thường né tránh hoặc không thích những công việc đòi hỏi phải vận dụng trí óc liên tục.
ADHD tăng động hoặc bốc đồng
Bồn chồn, hiếu động, khó ngồi yên, nói nhiều, chen ngang lời người khác, hành động bốc đồng, thiếu suy nghĩ, khó khăn trong việc kiềm chế bản thân, bồn chồn, hay vặn vẹo trên ghế, chạy hoặc leo trèo ở nơi không phù hợp.
Không thể chơi hoặc thực hiện các hoạt động giải trí một cách yên tĩnh. Nói quá nhiều. Gặp khó khăn khi chờ đến lượt. Làm gián đoạn hoạt động hoặc xâm phạm người khác.
ADHD dạng kết hợp
Kết hợp các triệu chứng của cả hai dạng trên.
Ảnh hưởng của rối loạn tăng động giảm chú ý đến đời sống trẻ nhỏ
Bệnh lý này tuy không tác động nguy hiểm đến tính mạng, song lại ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Trẻ em mắc phải bệnh lý này thường có xu hướng bạo lực, tính tình nóng nảy, hay quá khích, không kiềm chế được bản thân.
Sự hiếu động, nghịch ngợm và kém tập trung của trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý khiến con dễ bị phân tâm, xao nhãng chuyện học hành. Con không chú tâm với bài giảng khiến kết quả học tập sa sút. Đồng thời, những em bé bị ADHD còn gặp khó khăn trong các hoạt động đòi hỏi sự phức tạp, bị giới hạn các kỹ năng đọc, viết và tính toán.
Trẻ bị tăng động giảm chú ý còn có nguy cơ cao mắc các bệnh rối loạn thần kinh khác như rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi chống đối…Việc khó điều khiển được cảm xúc sẽ khiến trẻ thường xuyên gây gỗ, trêu ghẹo với người xung quanh, dễ gây ác cảm và bị cô lập.
Chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý tại nhà
Để điều trị hiệu quả bệnh lý này, trẻ em cần có sự đồng hành và giáo dục từ phía cha mẹ.
- Tạo thói quen: Hướng dẫn trẻ đặt đồ chơi, vật dụng cần thiết vào vị trí cố định để dễ dàng tìm kiếm và hạn chế thất lạc. Xây dựng thời khóa biểu cho các hoạt động thường ngày và khuyến khích trẻ tuân thủ lịch trình.
- Giảm thiểu lựa chọn: Thay vì cho trẻ lựa chọn 5-6 món ăn, hãy giới hạn 2-3 lựa chọn để tránh khiến trẻ phân tâm và mất tập trung.
- Hạn chế xao nhãng: Tắt tivi, giảm tiếng ồn xung quanh để tạo môi trường yên tĩnh giúp trẻ tập trung tốt hơn.
- Khuyến khích và khen thưởng: Đặt ra mục tiêu cụ thể cho trẻ và khen ngợi khi trẻ đạt được mục tiêu để tạo động lực và khuyến khích sự tiến bộ.
- Duy trì lối sống khoa học: Đảm bảo trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc để nâng cao sức khỏe và hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Tăng động giảm chú ý có chữa được không?
Để giải đáp cho câu hỏi trên, cần dựa vào nhiều yếu tố, từ nguyên nhân gây bệnh cho đến tình trạng của bệnh. Nếu bệnh xuất phát từ ảnh hưởng xã hội hoặc trẻ có vấn đề tâm lý, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu được can thiệp trị liệu kịp thời.
Nếu bệnh xuất phát từ yếu tố di truyền hoặc bất thường cấu trúc não bộ, kết quả điều trị chỉ đạt được ở mức độ nhất định. Do đó, cần can thiệp ở mức độ sớm nhất để giúp trẻ cải thiện tình trạng bệnh lý, tái hòa nhập cộng đồng nhanh chóng và phát triển toàn diện.
Tư vấn khám tâm lý nhi qua nền tảng Medpro
Hiện nay, dịch vụ Tư vấn khám bệnh qua video (Telemed) của Medpro cho phép người dân đặt lịch khám Tâm lý Nhi siêu tiện lợi. Sở hữu hệ thống kết nối với các bác sĩ chuyên gia tâm lý nhi nổi tiếng, hiện đang công tác tại các bệnh viện công hàng đầu: Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương Biên Hòa
1. Đặt lịch ThS. BS Nguyễn Minh Triết
Thạc sĩ Phạm Minh Triết là nguyên trưởng Khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1
2. Đặt lịch BS. Thái Ngọc Thành Đạt
Bác sĩ Thái Ngọc Thành Đạt chuyên tư vấn tâm lý trẻ em tổng quát
3. Đặt lịch BS. CKI Trần Kim Phú
Bác sĩ Trần Kim Phú chuyên sâu về khám và điều trị cho trẻ chậm nói, trẻ tăng động
4. Đặt lịch BS. CKI Hoàng Thị Ánh Thư
Bác sĩ Hoàng Thị Anh Thư là chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm lý cho trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn
Đặt lịch Telemed trên Medpro, người bệnh sẽ được trải nghiệm tư vấn trực tiếp, đảm bảo tính riêng tư, thông tin bảo mật, không giới hạn thời gian với chi phí hợp lý, vừa túi tiền của nhiều người.
Tăng động giảm chú ý ở trẻ có được chữa hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bài viết trên đã khái quát thông tin về bệnh lý này, đồng thời đưa ra hướng xử lý để điều trị kịp thời cho trẻ. Đồng thời, ba mẹ có thể tham khảo đặt lịch Tư vấn khám bệnh qua video trên Medpro để được tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm.
Nguồn tham khảo:
1. 67% trẻ tăng động giảm chú ý có kèm những rối loạn đồng diễn - Bộ y tế
2. Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) – Những điều cha mẹ nên biết - Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố
Gợi Ý Bác Sĩ Giỏi
Dưới đây là một số bác sĩ chuyên khoa giỏi, sẵn sàng hỗ trợ giải đáp các vấn đề sức khỏe của bạn. Đăng ký tư vấn khám bệnh từ xa - kết nối trực tiếp với bác sĩ thông qua video call.
BS CKII. Nguyễn Thị Thùy Vân - Bệnh Viện Nhi Đồng 1 | Chuyên khoa Nhi Khoa
Chuyên trị: Động kinh, Đau đầu cấp và mạn, Rối loạn giấc ngủ, Tăng động ,Kém tập trung, Chậm phát triển tâm vận, Học kém, Yếu liệt khu trú, Sốt co giật, Viêm màng não, Viêm não, Chấn thương đầu, Rối loạn vận động, Nhược cơ, Liệt mặt, Liệt TK VII, Hc, Guillain Barre, Nhồi máu não, Xuất huyết não… Và các bệnh lý nhi khoa tổng quát khác như: tay chân miệng, viêm hô hấp, viêm phế quản, thuỷ đậu, sởi, sốt phát ban, RL tiêu hoá, quai bị, viêm gan, viêm ruột.......
Bác sĩ Chuyên Khoa
Tư vấn Online qua App Medpro
BS CKI. Lê Ngọc Hồng Hạnh - Bv Nhi đồng 2 | Chuyên khoa Nhi Khoa
Chuyên trị: Nhi: Tai - Mũi - Họng, Hen, Béo phì, Suy dinh dưỡng, Thần kinh
Bác sĩ Chuyên Khoa
Tư vấn Online qua App Medpro
Tin liên quan