logo
Banner News

Sởi Quai bị Rubella tiêm mấy mũi? Địa chỉ tiêm ngừa uy tín?

01/12/2022, 10:51 - NGUYEN CAM
Sởi, quai bị, rubella là những bệnh hô hấp dễ lây lan nếu không được tiêm ngừa vắc xin trước đó. Vậy sởi quai bị rubella tiêm mấy mũi là đủ? Tìm hiểu ngay!

Sởi, Quai bị và Rubella là các bệnh truyền nhuyễn đường hô hấp do virus gây ra. Các bệnh này dễ lây lan và để lại những biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em. Tuy nhiên, cả ba bệnh này hiện đã có thể phòng ngừa bằng vắc xin kết hợp. Vậy Sởi Quai bị Rubella tiêm mấy mũi là đủ? Đối tượng nào nên tiêm phòng? Cùng Medpro tìm hiểu chi tiết trong bài viết hôm nay.

Tổng quan về vắc-xin

Vắc-xin Sởi – Quai bị – Rubella là vắc-xin kết hợp, giúp phòng ngừa cả ba bệnh trong cùng một mũi tiêm.

Vắc-xin này được điều chế từ các chủng virus sống, giảm độc lực, cụ thể: virus Sởi Edmonston–Zagreb, virus Quai bị L-Zagreb (L-Z), và virus Rubella Wistar RA 27/3.

  • Virus Sởi và Rubella được nuôi cấy trên tế bào lưỡng bội người (HDC), trong khi virus Quai bị được nuôi cấy trên nguyên bào sợi từ trứng gà sạch SPF.
  • Vắc-xin này được đông khô và có nước hồi chỉnh đi kèm, đáp ứng các tiêu chuẩn của WHO khi kiểm tra theo các phương pháp được hướng dẫn trong tạp chí WHO TRS 840 (1994).

Mũi Sởi – Quai bị – Rubella có mấy loại?

Các loại vắc xin 3 trong 1 đang được sử dụng phổ biến hiện nay gồm:

  • Vắc-xin MVVac (Việt Nam);
  • Vắc-xin MMR (Ấn Độ) và MMR II (Mỹ);
  • Vắc-xin Priorix (Bỉ).
Vacxin MMR là vắc-xin 3 trong 1 phổ biến hiện nay. Nguồn: Trung tâm Y tế Dự phòng

Vacxin MMR là vắc-xin 3 trong 1 phổ biến hiện nay. Nguồn: Trung tâm Y tế Dự phòng

Đối tượng tiêm ngừa

Các đối tượng nên tiêm vắc-xin Sởi - Quai bị - Rubella gồm:

  • Trẻ em suy dinh dưỡng;
  • Trẻ em nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm vi rút HIV;
  • Trẻ trên 10 tuổi, thanh thiếu niên và người trưởng thành được khuyến cáo tiêm nhắc lại đối với vắc-xin ngừa bệnh Sởi và Rubella.

Bên cạnh đó, một số trường hợp cũng được khuyến nghị nên hoãn tiêm, gồm:

  • Người từng bị phản ứng quá mẫn gây ra bởi các thành phần của vắc-xin.
  • Người bị dị ứng nặng với lòng đỏ trứng gà, do vắc xin được nuôi cấy trên phôi gà;
  • Phụ nữ đang trong thai kỳ;
  • Người đang có các bệnh lý cấp tính: sốt, viêm đường hô hấp,...
  • Người suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải (kể cả nhiễm HIV).

Tiêm phòng Sởi Quai bị Rubella bao nhiêu mũi?

Vaccine Sởi Quai bị Rubella tiêm mấy mũi là câu hỏi thường gặp của nhiều người, đặc biệt là quý vị phụ huynh. Hiện nay, phác đồ tiêm vắc-xin này sẽ có sự khác biệt dựa trên độ tuổi.

Lịch tiêm phòng cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến 7 tuổi

Với trẻ em từ 12 tháng cho đến 7 tuổi, vắc-xin sẽ đượcc hai thành hai lần tiêm:

  • Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên.
  • Mũi 2: Tiêm khi trẻ 4-6 tuổi hoặc sớm hơn nếu có dịch xảy ra, cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.
Trẻ từ 12 tháng tuổi nên được tiêm ngừa Rubella, Quai bị và Sởi. Nguồn: Bv Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Trẻ từ 12 tháng tuổi nên được tiêm ngừa Rubella, Quai bị và Sởi. Nguồn: Bv Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Lịch tiêm phòng Sởi Quai bị Rubella từ 7 tuổi trở lên và người lớn

Với những người từ 07 tuổi trở lên, vắc-xin phòng bệnh cũng được chia thành hai lần, cụ thể:

  • Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Lưu ý khi tiêm Sởi Quai bị Rubella cho phụ nữ

Một trong những lưu tâm hàng đầu của nữ giới khi sử dụng vắc-xin là nên tiêm Rubella mấy mũi trước khi mang thai. Hiện nay, các chuyên gia khuyến cáo nữ giới nên tiêm vắc-xin này ít nhất 1 tháng trước khi mang thai, tốt nhất là trước 3 tháng. Dù chưa có báo cáo nào về tác động tiêu cực của vắc-xin kể trên đối với thai nhi, Tổ chức Y tế Thế giới WHO vẫn khuyến cáo phụ nữ không nên tiêm vắc-xin sống trong thời gian mang thai.

Bên cạnh đó, việc tiêm vắc-xin trước 3 tháng giúp cơ thể người mẹ có đủ thời gian tạo miễn dịch, bảo vệ thai nhi hiệu quả, đặc biệt trong những tháng đầu của thai kỳ.

Phụ nữ nên tiêm ngừa vắc-xin trước khi mang thai ít nhất 1 tháng. Nguồn: Báo Thanh Niên

Phụ nữ nên tiêm ngừa vắc-xin trước khi mang thai ít nhất 1 tháng. Nguồn: Báo Thanh Niên

Các phản ứng phụ khi tiêm vắc-xin phòng bệnh 3 trong 1

  • Đau nhức vùng tiêm: Tình trạng này thường xuất hiện trong vòng 24 giờ sau tiêm. Trong đó, khoảng 5 – 15% người tiêm có thể sốt nhẹ và kéo dài 1 – 2 ngày.
  • Phát ban đỏ dạng sởi: Có thể xuất hiện từ 5 – 12 ngày sau tiêm với khoảng 2% người tiêm gặp phải). Hầu hết các trường hợp này sẽ tự khỏi sau 2 – 3 ngày mà không cần can thiệp y tế.
  • Một số phản ứng phụ hiếm gặp nhưng có thể xảy ra khi tiêm vắc-xin Sởi - Quai bị - Rubella gồm: buồn nôn, tiêu chảy, viêm tuyến nước bọt mang tai, viêm tinh hoàn/mào tinh hoàn, đau và viêm khớp,...
Sốt là triệu chứng thường gặp sau tiêm vắc-xin. Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Sốt là triệu chứng thường gặp sau tiêm vắc-xin. Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Một số lưu ý khi tiêm ngừa

Để đảm bảo an toàn khi tiêm phòng vắc-xin kết hợp kể trên, người tiêm và gia đình cần chú ý các vấn đề sau.

  • Trước khi tiêm: Chọn cơ sở tiêm chủng uy tín để đảm bảo chất lượng vắc-xin và được khám sàng lọc cũng như theo dõi sức khỏe tốt nhất.
  • Sau khi tiêm:
    • Ở lại phòng tiêm 30 phút để theo dõi.
    • Theo dõi sức khỏe 24-48 giờ sau tiêm (sốt, nhịp thở, ăn uống, tinh thần, phát ban,...).
    • Tránh chạm, chườm nóng/lạnh, đắp lá vào chỗ tiêm.
    • Uống nhiều nước, mặc quần áo thoáng mát.
    • Dùng thuốc hạ sốt (nếu sốt trên 38,5°C) theo chỉ định bác sĩ.

Lưu ý: Nếu sốt cao trên 38,5°C và không đáp ứng với thuốc hạ sốt, sốt kéo dài hơn 48 giờ, sốt kèm các triệu chứng như ho, hắt hơi, chảy mũi, phát ban, chán ăn, tiêu chảy, thở nhanh, khó thở, tím tái, hoặc tình trạng li bì, cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và xử lý kịp thời.

Ba mẹ nên cho bé ở lại sau tiêm 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe. Nguồn: Bv Đa khoa Thu Cúc

Ba mẹ nên cho bé ở lại sau tiêm 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe. Nguồn: Bv Đa khoa Thu Cúc

Kết luận

Trên đây là các thông tin liên quan về vắc-xin phòng bệnh kết hợp. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc Sởi Quai bị Rubella tiêm mấy mũi cũng như nắm được lịch tiêm phòng theo độ tuổi. Đừng quên tuân thủ các hướng dẫn tiêm chủng và theo dõi sức khỏe sau tiêm để bảo vệ bản thân cũng như gia đình trước các bệnh nguy hiểm này.

Thông tin tham khảo

  1. Tài liệu về về vắc xin chủng ngừa bệnh Sởi - Quai bị - Rubella - Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới: https://bvbnd.vn/thong-tin-can-biet-ve-vacxin-chung-ngua-benh-soi-quai-bi-rubella/
  2. Thông tin chi tiết vắc-xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương: https://bvnguyentriphuong.com.vn/vac-xin/chi-tiet-tu-a-z-ve-vac-xin-phong-benh-soi-quai-bi-rubella
  3. Tài liệu về vắc-xin phòng bệnh Sởi - Quai bị - Rubella - Trường Đại học Y Hà Nội: https://spmph.edu.vn/vi-VN/bai-viet/dich-vu/vac-xin-phong-benh-soi-quai-bi-rubella
Xem tiếp
Icon Down
Banner tải app Medpro

© 2020 - Bản quyền thuộc Công Ty Cổ Phần Ứng Dụng PKHDMCA.com Protection Status