Vaccine AstraZeneca gây đông máu: Bộ Y tế và chuyên gia lên tiếng
Trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19, vaccine AstraZeneca đã trở thành một phần quan trọng của chiến dịch tiêm chủng. Tuy nhiên, gần đây, AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận rằng vaccine của họ có thể gây ra hiện tượng rối loạn đông máu, dẫn đến tình trạng cục máu đông. Vậy Bộ Y tế đã phản ứng ra sao trước thông tin này? Hãy cùng Medpro tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết.
Bộ Y tế thông tin về vaccine AstraZeneca gây đông máu
Theo thông tin từ Báo Chính Phủ ngày 03/05/2024, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y Tế đã lên tiếng về việc vaccine AstraZeneca gây đông máu. Ông cho biết, đây là một tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.
PSG cũng chia sẻ rằng: "Tại Việt Nam, khi bắt đầu đưa vaccine COVID-19 vào tiêm chủng, chúng ta rất thận trọng. Bộ Y tế cũng đã xây dựng quy trình tiêm chủng chặt chẽ và có kiểm tra, giám sát sức khỏe của người tiêm như đo huyết áp, khám sàng lọc, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm. Chúng ta cũng đã điều chỉnh dần quy mô tiêm khi theo dõi vaccine không ảnh hưởng nghiêm trọng sức khoẻ người dân".
PGS Lương Ngọc Khuê cũng lưu ý rằng vaccine phòng COVID-19 được khuyến cáo tiêm nhắc lại định kỳ như vaccine cúm. Cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết người tiêm AstraZeneca cũng đã cách đây vài năm và vaccine cũng đã hết tác dụng, do đó không cần quá lo lắng về tác dụng phụ gây đông máu.
Ngày 03/05/2024, Bộ Y tế thông tin chính thức về việc vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây đông máu. Nguồn: Báo điện tử Chính Phủ
Những người đã tiêm AstraZeneca nên làm gì?
Không nên hoang mang hay lo lắng về thông tin vaccine AstraZeneca gây đông máu
Trưởng Khoa Y tế công cộng của Đại học Y Dược TP.HCM - PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho biết TTS - rối loạn đông máu gây cục máu đông là một biến chứng nghiêm trọng xảy ra khi tiêm vaccine. Tuy nhiên, người ta chỉ phát hiện biến chứng này sau khi khi tiêm vaccine COVID-19 loại vector như AstraZeneca và Janssen, chỉ xảy ra ở tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 5/1.000.000 người.
Nguyên nhân được lý giải là do một số cá nhân có miễn dịch trước đó với cấu trúc kết hợp của PF4 và Adenovirus trong vaccine, khiến miễn dịch tăng lên và kích hoạt tiểu cầu, gây ra rối loạn đông máu. Tuy nhiên, những người không có miễn dịch trước đó sẽ không gặp phải vấn đề này.
Cần biết rằng Moderna và Pfizer đều có thể gây ra tác dụng phụ
PGS Đỗ Văn Dũng cũng nêu rõ rằng tác dụng phụ của thuốc và vaccine là điều phổ biến, và trong trường hợp của AstraZeneca, dù có thể gây đông máu ở một số trường hợp hiếm, không cần quá lo lắng.
Hiện tượng đông máu thường xuất hiện sau vài tháng tiêm, nhưng chỉ xảy ra trong lần tiêm đầu tiên trong vòng một tháng đầu, không tái diễn ở các lần tiêm sau.
PGS cũng nhấn mạnh rằng các loại vaccine khác cũng có thể gây tác dụng phụ, như viêm cơ tim do vaccine của Moderna và Pfizer.
PGS Dũng cho rằng vaccine nào cũng đều có tác dụng phụ. Nguồn: Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
Chủ động tầm soát sức khỏe, thăm khám định kỳ
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM, đồng ý với quan điểm của PGS.TS Đỗ Văn Dũng về việc thông tin tác dụng phụ của AstraZeneca đã được biết đến từ trước. Ông nhấn mạnh rằng người đã tiêm vaccine cách đây 2 năm không cần quá lo lắng vì nguy cơ gặp biến chứng này rất thấp và chỉ xảy ra trong vòng 90 ngày đầu tiên.
Đối với hiện tượng tăng đông, bác sĩ khuyên người dân nên kiểm tra các chỉ số sức khỏe thường xuyên và khám chuyên sâu khi cần thiết, không nên đổ thừa là vaccine AstraZeneca gây đông máu khi gặp phải các vấn đề sức khỏe này.
Tìm hiểu ngay các gói khám sức khỏe từ các cơ sở y tế uy tín, giúp bạn dễ dàng tiếp cận dịch vụ tầm soát và khám định kỳ chất lượng:
Hãy đặt lịch khám sức khỏe ngay hôm nay qua ứng dụng Medpro để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho bản thân và gia đình!
Người dân nên khám chuyên sâu khi phát hiện tình trạng máu đông thay vì đổ thừa cho vaccine
Kết luận
Vaccine AstraZeneca là công cụ quan trọng trong phòng chống COVID-19. Tuy hãng đã thừa nhận vaccine AstraZeneca gây đông máu, lợi ích của vaccine vẫn vượt xa so với nguy cơ được thừa nhận. Hãy chủ động cập nhật thông tin chính thống, theo dõi sức khỏe và tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ bản thân và cộng đồng.
Nguồn thông tin:
- Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông - Báo Điện tử Chính Phủ: https://baochinhphu.vn/bo-y-te-thong-tin-ve-vaccine-covid-19-cua-astrazeneca-co-the-gay-mau-dong-102240503153809992.htm
- Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì - Cổng Thông tin điện tử Ngành Y tế TP. Hồ Chí Minh: https://www.medinet.gov.vn/tin-tuc-su-kien/nhung-nguoi-da-tiem-vaccine-covid-19-cua-astrazeneca-nen-lam-gi-c1780-70046.aspx
Gợi Ý Bác Sĩ Giỏi
Dưới đây là một số bác sĩ chuyên khoa giỏi, sẵn sàng hỗ trợ giải đáp các vấn đề sức khỏe của bạn. Đăng ký tư vấn khám bệnh từ xa - kết nối trực tiếp với bác sĩ thông qua video call.
Ths BS. Dương Bửu Lộc | Chuyên khoa Lão Khoa
Chuyên trị: Lĩnh vực nội tim mạch, nội cơ xương khớp, tiêm chủng và lão khoa
Bác sĩ Chuyên Khoa
Tư vấn Online qua App Medpro
BS. Huỳnh Thị Diễm Hương | Chuyên khoa Nội Khoa
Chuyên trị: Nội khoa
Bác sĩ Chuyên Khoa
Tư vấn Online qua App Medpro
Bác sĩ Phan Bá Hà | Chuyên khoa Nội Khoa
Chuyên trị: Nội khoa - Tiêu hóa
Bác sĩ Chuyên Khoa
Tư vấn Online qua App Medpro
BS CKI. Hoàng Thị Anh Thư - BV Tâm Thần Trung Ương Biên Hòa | Chuyên khoa Tâm Thần - Tâm Lý - Nội Khoa
Chuyên trị: + Tham vấn, làm test điều trị tâm lý lâm sàng và tâm thần người lớn & trẻ em. + Đau đầu, mất ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm, suy nhược, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ. + Động kinh, tự kỷ, các bé tăng động giảm chú ý, tự kỷ, học tập kém tập trung, rối loạn cảm xúc, hành vi .... + Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng chất kích thích.
Bác sĩ Chuyên Khoa
Tư vấn Online qua App Medpro
Bác sĩ Châu Minh Thoại | Chuyên khoa Nội Khoa
Chuyên trị: Tiêu hóa - Tiểu đường
Bác sĩ Chuyên Khoa
Tư vấn Online qua App Medpro
Bác sĩ Nguyễn Thị Bảo Yến | Chuyên khoa Nội Khoa
Chuyên trị: Tiểu đường - Tim mạch
Bác sĩ Chuyên Khoa
Tư vấn Online qua App Medpro
Tin liên quan