logo
Banner News

Dị ứng ở trẻ em: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

26/08/2023, 11:16 - BS.ĐOÀN TRỊNH NHÃ KHANH
Dị ứng ở trẻ em là một vấn đề phổ biến, liên quan đến hệ miễn dịch của trẻ. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa cho trẻ trong bài viết.

Dị ứng ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe hết sức phổ biến. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và còn tác động đến chất lượng cuộc sống gia đình. Việc hiểu rõ về nguyên nhân và cách phòng ngừa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Dị ứng ở trẻ em là gì?

Dị ứng là một bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể phản ứng quá mức với những chất gây dị ứng. Các phản ứng này có thể ảnh hưởng đến mắt, mũi, phổi, họng, da và đường tiêu hóa. Do đó, trẻ bị dị ứng thường bao gồm triệu chứng như nổi mề đay, sưng, ngứa, chảy nước mắt, sổ mũi. Nặng nề hơn, trẻ em dị ứng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ.

Dị ứng mang tính di truyền, nếu như ba hoặc mẹ bị dị ứng thì khoảng 30% trẻ sinh ra cũng sẽ bị tương tự. Nếu như cả ba mẹ cùng thị thì tỉ lệ này tăng lên gấp đôi. Do đó, nếu ba mẹ có tiền sử dị ứng thì cần để ý kỹ hơn do khả năng dị ứng ở trẻ em là rất cao.

Dấu hiệu dị ứng ở trẻ em

Dấu hiệu trẻ bị dị ứng có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên ở mỗi độ tuổi, trẻ có thể có những biểu hiện khác nhau.

Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, biểu hiện dị ứng thường nhẹ và khó phát hiện. Do hệ miễn dịch của trẻ vẫn đang sử dụng từ ba mẹ (được truyền từ lúc mang thai), nên các triệu chứng dị ứng thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề khác.

Với các trường hợp dị ứng nặng, các triệu chứng mới xuất hiện rõ ràng, ví dụ như da khô ráp ở bé từ 1 đến 2 tháng tuổi. Trẻ bị dị ứng nặng từ 2 tháng tuổi trở lên thường sẽ có da mặt ửng hồng, xuất hiện đốm ở ở hai bên má và các khe tay - chân bị khô ráp cũng như ngứa.

Khi bé từ 6 tháng trở lên, các triệu chứng dị ứng có thể trở nên nặng hơn. Hình ảnh dị ứng ở trẻ em có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, bao gồm:

  • Da: Nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, mề đay, sưng phù;
  • Mũi: Nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi;
  • Mắt: Ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt;
  • Hệ hô hấp: Ho, khò khè, khó thở (hen suyễn);
  • Hệ tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Trẻ bị dị ứng có thể xuất hiện dấu hiệu ở da, mắt và mũi. Nguồn: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai

Trẻ bị dị ứng có thể xuất hiện dấu hiệu ở da, mắt và mũi. Nguồn: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai

Nguyên nhân gây bệnh dị ứng ở trẻ em

Hiện nay, có nhiều yếu tố có thể dẫn đến việc trẻ bị dị ứng, bao gồm:

  • Di truyền: Nếu ba mẹ hoặc anh chị em có tiền sử dị ứng, trẻ em có nguy cơ cao bị dị ứng hơn.
  • Tiếp xúc với dị nguyên: Phơi nhiễm với các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, lông động vật, thức ăn,... là nguyên nhân trực tiếp gây ra phản ứng dị ứng.
  • Phản ứng của hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch của trẻ em chưa hoàn thiện, dễ nhầm lẫn các chất vô hại là "kẻ xâm lược" và phản ứng quá mức.
Tiếp xúc với lông động vật hoặc phấn hoa có thể là nguyên nhân dị ứng ở trẻ. Nguồn: Vinmec

Tiếp xúc với lông động vật hoặc phấn hoa có thể là nguyên nhân dị ứng ở trẻ. Nguồn: Vinmec

Các bệnh lý thường gặp về dị ứng ở trẻ nhỏ

Bệnh dị ứng ở trẻ em không chỉ gây ra bởi nhiêu nguyên nhân mà còn có nhiều phân loại. Một số bệnh dị ứng ở trẻ em thường gặp là:

Viêm da cơ địa (chàm thể tạng)

Bệnh này thường xuất hiện với các mụn nước nhỏ li ti trên vùng da đỏ, có thể làm trẻ ngứa rát và dễ bị nhiễm khuẩn khi mụn vỡ. Viêm da cơ địa có thể tái phát sau nhiều năm hoặc biến mất hoàn toàn.

Viêm mũi dị ứng và viêm kết mạc dị ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp với các triệu chứng như hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi. Viêm mũi dị ứng tuy không có triệu chứng nặng nề nhưng lại dai dẳng, gây khó chịu cho trẻ.

Trong khi đó, viêm kết mạc dị ứng có thể dẫn đến ngứa mắt và chảy nước mắt. Cả hai bệnh thường có biểu hiện tái phát theo mùa hoặc quanh năm.

Viêm mũi là bệnh dị ứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống

Viêm mũi là bệnh dị ứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống

Hen phế quản

Đây là tình trạng viêm mãn tính ở đường thở của trẻ, thường phản ứng mạnh với các tác nhân bên ngoài như hoạt động thể lực, khói bụi, phấn hoa và các chất dị ứng khác. Nếu không được điều trị, hen phế quản có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hàng ngày của trẻ.

Mày đay cấp và mạn

Bệnh lý mày đay là tình trạng ban đỏ ngứa xuất hiện rải rác ở trên da do dị ứng. Mày đay cấp sẽ xuất hiện các vết ban đỏ trong thời gian ngắn. Ngược lại, nếu tình trạng này kéo dài trên 6 tuần, nó sẽ được gọi là mày đay mạn.

Mày day sẽ xuất hiện trên cơ thể sau khi tiếp xúc với các dị nguyên lạ hoặc xuất hiện trong các bệnh lý dị ứng kể trên.

Dị ứng thức ăn

Trẻ bị dị dứng vơi thức ăn có thể xuất hiện ngay từ khi trẻ còn đang ti mẹ - dị ứng sữa. Khi lớn hơn, trẻ có thể bị dị ứng với nhiều loại thực phẩm như đậu phộng, trứng, cá, tôm, đậu nành, sữa, lúa mì,...

Dị ứng thức ăn có thể xuất hiện triệu chứng sau vài phút hoặc vài giờ như ngứa rát, phù nề, buồn nôn, tiêu chảy. Triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn như khó thở, tụt huyết áp và mất ý thức. Do đó, trẻ dị ứng thức ăn cần được xử lý kịp thời để tránh những hậu quả nguy hiểm.

Trẻ có thể dị ứng với trứng, sữa, lúa mì,... Nguồn: Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

Trẻ có thể dị ứng với trứng, sữa, lúa mì,... Nguồn: Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

Khi con có dấu hiệu dị ứng, ba mẹ cần đưa con đi đến cơ sở y tế để được khám và chỉ định thuốc thuốc cụ thể, không tự ý sử dụng khi chưa có sự hướng dẫn và cho phép của bác sĩ.

Chẩn đoán dị ứng ở trẻ em

Để chẩn đoán dị ứng ở trẻ em, các bác sĩ thường bắt đầu bằng việc thu thập tiền sử sức khỏe và thực hiện khám lâm sàng. Sau đó, các phương pháp sau có thể được áp dụng:

1. Kiểm tra da

Đây là phương pháp phổ biến nhất để xác định dị ứng. Các xét nghiệm da sẽ kiểm tra xem có tồn tại kháng thể IgE đối với các chất gây dị ứng như thực phẩm, phấn hoa, hoặc lông động vật.

Khi đó, bác sĩ sẽ đặt một lượng nhỏ chất gây dị ứng trên vùng da đã được làm xước của trẻ. Nếu trẻ có dị ứng với chất đó, vùng da sẽ phản ứng bằng cách sưng nhẹ lên sau khoảng 15 phút.

Các xét nghiệm da có thể kiểm tra nhiều chất gây dị ứng cùng một lúc. Bên cạnh đó, các bác sĩ chuyên khoa dị ứng cũng có thể sử dụng phương pháp tiêm chất gây dị ứng dưới da để kiểm tra nhạy cảm hơn, kết quả thường có ngay sau khi kiểm tra.

2. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để đo lượng kháng thể IgE đối với các chất gây dị ứng trong máu. Đây là phương pháp thay thế khi không thể thực hiện được xét nghiệm da, ví dụ như trẻ đã có các phản ứng dị ứng trên da hoặc có các phản ứng dị ứng nghiêm trọng gần đây.

Việc đánh giá kết quả xét nghiệm máu dương tính không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc trẻ bị dị ứng. Đồng thời, các xét nghiệm này luôn cần được thực hiện bởi bác sĩ để hiểu rõ hơn về tình trạng dị ứng của trẻ. Tuy nhiên, các xét nghiệm này có thể tốn nhiều thời gian hơn và chi phí cao hơn so với các phương pháp khác.

Điều trị dị ứng ở trẻ em và cách phòng ngừa

Với trẻ em, việc điều trị dị ứng sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bé. Đồng thời, việc điều trị dị ứng cũng cần phụ thuốc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trong đó, phương pháp hiệu quả nhất để điều trị dị ứng là tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng cho trẻ.

Theo Hệ thống Y tế Vinmec trong chuyên mục Thông tin sức khỏe Nhi, ba mẹ có thể tham khảo một số gợi ý sau để tránh xa các chất có thể gây dị ứng cho trẻ:

  • Hạn chế cho trẻ ra ngoài vào mùa phấn hoa hoặc những ngày có nhiều gió, gió mạnh;
  • Dọn dẹp và kiểm soát bụi bẩn trong nhà, đặc biệt là trong phòng ngủ của trẻ;
  • Sử dụng máy lạnh thay vì mở cửa sổ khi không khí ngoài đang không tốt, mức độ ô nhiễm cao;
  • Ở những khu vực ẩm ướt trong nhà, ba mẹ nên trang bị thêm máy hút ẩm và làm sạch máy thường xuyên.
  • Khuyến khích trẻ tắm rửa thường xuyên, đặc biệt sau khi chơi ở những khu vực có nguy cơ gây dị ứng.

Để điều trị dị ứng ở trẻ, chuyên gia nhi khoa có thể cho bé sử dụng thuốc xịt mũi, thuốc thông mũi cũng như thuốc đặc trị hen suyễn,... Lưu ý rằng, các phương pháp điều trị này cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Do đó, nếu bé có biểu hiện dị ứng hoặc các triệu chứng nghi ngờ, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và giường ngủ để hạn chế dị ứng bụi ở trẻ. Nguồn: Cleanipedia

Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và giường ngủ để hạn chế dị ứng bụi ở trẻ. Nguồn: Cleanipedia

Kết luận

Dị ứng là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ với nhiều nguyên nhân và đa dạng bệnh lý trẻ có thể mắc phải. Hy vọng ba mẹ đã có thể hiểu hơn về dị ứng ở trẻ em thông qua bài viết vừa rồi và có thêm thông tin hữu ích để chăm sóc trẻ bị dị ứng.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thăm khám và điều trị các bệnh lý ở trẻ em, Phòng khám Nhi Đồng Hiếu Phúc hiện nay đã trở thành một trong những trung tâm chăm sóc sức khỏe nhi khoa hàng đầu. Vì vậy, nếu ba mẹ phát hiện dấu hiệu của dị ứng ở trẻ, hãy liên hệ và đặt lịch khám trước qua nền tảng Medpro để đưa trẻ đến Phòng khám Nhi Đồng Hiếu Phúc, nơi ba mẹ và các bé sẽ được các bác sĩ và chuyên gia sức khỏe tư vấn và hỗ trợ một cách chuyên nghiệp.

Ngoài ra, Medpro còn cung cấp dịch vụ Tư vấn khám bệnh qua video, giúp ba mẹ có thể trực tiếp kết nối với bác sĩ nhi khoa để tư vấn về các bệnh lý dị ứng ở trẻ, cũng như hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Đặt lịch khám và tư vấn trên Medpro ngay!

Tư vấn khám bệnh qua video

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

Phòng khám Nhi Đồng Hiếu Phúc

Tài liệu tham khảo

  1. Thông tin y tế về dị ứng ở trẻ em - Bệnh viện Vinmec: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/di-ung-o-tre-em-nhung-dieu-can-biet/
  2. Thông tin về một số bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ và cách xử lý - Bệnh viện Hùng Vương: https://bvhungvuong.vn/danh-cho-benh-nhan/mot-so-benh-di-ung-hay-gap-o-tre-em-va-cach-xu-tri
Xem tiếp
Icon Down
Banner tải app Medpro

© 2020 - Bản quyền thuộc Công Ty Cổ Phần Ứng Dụng PKHDMCA.com Protection Status