logo
Banner News

Bàn chân đái tháo đường: Nguyên nhân, biến chứng, cách chăm sóc

19/10/2023, 08:56
Bàn chân đái tháo đường là một biến chứng phức tạp và nguy hiểm, thường xảy ra ở các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Việc quản lý bệnh tiểu đường đúng cách và chăm sóc bàn chân cẩn thận có thể giúp ngăn ngừa biến chứng này.

Hiện tượng biến chứng ở bàn chân gây ra các ổ viêm nhiễm, lở loét là mối lo lắng của các bệnh nhân đang đối mặt với căn bệnh đái tháo đường. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là sinh mạng của người bệnh. Để nắm rõ hơn các thông tin cần thiết về biến chứng bàn chân đái tháo đường, Medpro sẽ mang đến các thông tin về nguyên nhân, biến chứng cũng như cách chăm sóc để người bệnh bảo vệ sức khỏe tốt hơn!

Bàn chân đái tháo đường là gì? 

Bàn chân đái tháo đường là một biến chứng phức tạp, chỉ tổn thương những dây thần kinh xảy ở các bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Điều này sẽ gây ra các vết loét, nhiễm trùng ở bàn chân và rất khó để lành. Người mắc biến chứng bàn chân đái tháo đường thường bị rối loạn cảm giác biến dạng hoặc thiếu máu do chúng dễ bị chấn thương, tạo chai, nhiễm trùng và hoại thư, gây hệ quả lớn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh.

Biến chứng này có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào, dù là người mới hoặc người bệnh lâu năm. Trong đó, việc vết thương bị nhiễm trùng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng xấu của bàn chân tiểu đường.

Bàn chân đái tháo đường xuất hiện nhiều vết loét. Nguồn: Internet

Bàn chân đái tháo đường xuất hiện nhiều vết loét. Nguồn: Internet

Nguyên nhân gây loét bàn chân đái tháo đường

Nguyên nhân gây nên biến chứng bàn chân đái tháo đường rất đa dạng, vì vậy phương pháp điều trị ở mỗi bệnh nhân cũng sẽ khác nhau. Một số nguyên nhân thường gặp là hậu quả của các biến chứng:

- Biến chứng thần kinh: bệnh nhân tiểu đường bị rối loạn chức năng thần kinh ngoại biên, làm tê ngoại vi chi dưới, khiến người bệnh gần như mất cảm giác ở các chi, đau nhức, khó chịu hoặc nhiễm trùng, lở loét và phồng rộp bàn chân.

- Bệnh lý mạch máu ngoại biên: khiến cơ thể bị tăng nguy cơ nhiễm trùng, thiếu dinh dưỡng, oxy cung cấp cho các tế bào và phá vỡ cấu trúc các mô.

- Nhiễm trùng cơ hội.

- Chấn thương.

- Phối hợp các biến chứng kể trên (thường gặp).

Theo trang thông tin y tế Healthline, hầu hết các biến chứng kể trên đều liên quan đến tình trạng kiểm soát đường huyết, kiểm soát các yếu tố xơ vữa mạch máu lâu dài.

Ngoài ra, các yếu tố có thuận lợi có thể tác động xấu, gây tổn thương đến bàn chân đái tháo đường:

- Không vệ sinh, chăm sóc bàn chân cẩn thận,

- Có thói quen đi chân trần, tăng nguy cơ dẫm phải các dị vật

- Mang giày, dép có kích thước chật, dễ gây cọ xát, tổn thương bàn chân.

- Sử dụng công cụ cắt móng chân, cắt da không đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng.

- Thói quen hút thuốc lá

- Tình trạng thừa cân, suy giảm sức đề kháng, miễn dịch, kiểm soát đường huyết kém.

Các triệu chứng và biến chứng của bàn chân đái tháo đường

Bệnh nhân mắc phải tình trạng bàn chân đái tháo đường sẽ có các triệu chứng như:

- Cảm giác tê buốt, lạnh buốt do giảm tưới máu, mất cảm giác bàn chân, đôi khi cảm giác nóng do viêm xương hay nhiễm trùng.

- Xuất hiện các vết bóng nước tự nhiên, hoại tử đen ở một số vị trí trên vùng da bàn chân, các vị trí đầu ngón, các vết nứt da.

- Vết thương ở bàn chân tiết chất dịch, hoặc có mùi hôi, dịch mủ, có thể lan hoại tử sang mô lân cận và lan xa tùy theo nhiều loại vi trùng hay tình trạng sức khỏe của người bệnh.

- Có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, sốt cao, nặng hơn có thể dẫn đến các bệnh cấp tính của nhiễm trùng toàn thân, kèm với các triệu chứng của tăng đường huyết.

- Người cao tuổi có bệnh sẵn thường kèm thêm các triệu chứng như: cao huyết áp, đau nhức xương khớp, đi lại khó khăn.

Không chỉ đối mặt với các triệu chứng khó chịu, phiền toái, người mắc bệnh bàn chân đái tháo đường còn có nguy cơ chịu ảnh hưởng bởi loạt các biến chứng nghiêm trọng khác:

- Loét chân hoặc vết thương không lành; nhiễm trùng bao gồm nhiễm trùng da, nhiễm trùng xương và áp xe; hoại thư, khi nhiễm trùng gây chết mô biến dạng chân.

- Bàn chân Charcot (Charcot’s foot): làm thay đổi hình dạng của bàn chân do xương bàn chân và ngón chân bị dịch chuyển hoặc gãy, làm mất chức năng của bàn chân.

- Đối với một số trường hợp, bác sĩ phẫu thuật phải cắt cụt (cắt bỏ) ngón chân, bàn chân hoặc một phần của chân để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.

Biến chứng bàn chân Charcot - bị biến dạng so với lúc ban đầu ở người có bệnh lý bàn chân đái tháo đường. Nguồn: Internet

Biến chứng bàn chân Charcot - bị biến dạng so với lúc ban đầu ở người có bệnh lý bàn chân đái tháo đường. Nguồn: Internet

Biện pháp phòng ngừa biến chứng bàn chân tiểu đường

Để ngăn ngừa sự phát triển của biến chứng, người bệnh cần biết cách chăm sóc và điều trị để đảm bảo sức khỏe cho bản thân:

- Quản lý bệnh đái tháo đường: Thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, tập thể dục và thuốc. Giữ lượng đường trong máu trong phạm vi khuyến cáo, tránh tình trạng để lượng đường tăng cao.

- Vệ sinh chân mỗi ngày bằng nước ấm: Sử dụng nước ấm và dung dịch dịu nhẹ để rửa chân mỗi ngày. Lưu ý không nên ngâm chân, sau khi rửa xong dùng khăn lau cho khô sạch sẽ, đặc biệt là các kẽ chân.

- Sử dụng kem dưỡng ẩm: Người bệnh da chân bị khô có thể giữ ẩm bằng cách thoa kem dưỡng da sau khi rửa sạch và lau khô chân. Lưu ý, không thoa kem dưỡng da giữa các ngón chân.

- Chà vết chai ở chân:Sử dụng bảng nhám hoặc đá bọt để nhẹ nhàng chà vào vết chai ở chân sau khi tắm mỗi ngày.

- Kiểm tra móng chân 1 lần/ tuần: Cắt móng chân mỗi tuần nhưng lưu ý không cắt khóe để tránh gây tổn thương. Sau khi cắt, người bệnh nên làm mịn móng chân bằng dụng cụ dũa móng.

- Sử dụng giày hoặc dép kín mũi: Đi giày hoặc dép kín mũi, vừa chân và xỏ tất mềm, thoáng để hạn chế vết thương tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

- Tăng cường tuần hoàn máu đến các chi; vận động chân linh hoạt mỗi ngày, không nên ngồi bắt chéo chân vì dễ khiến máu kém lưu thông đến hai chân.

- Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Tránh sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ăn uống và ngủ nghỉ đúng giờ.

Song song với việc có ý thức đảm bảo thực hiện các lưu ý trên, người bệnh nên đi khám thường xuyên ở các cơ sở y tế để được chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị kịp thời. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bàn chân đái tháo đường, bạn có thể liên hệ và đặt khám ngay với phòng khám Tim Mạch - Nội Tổng Quát Thiên Phúc, địa điểm chăm sóc các bệnh nhân đái tháo đường và các biến chứng liên quan đáng tin cậy.

Lịch khám:

Bác sĩ Nguyễn Phúc Thiện làm việc tại Phòng khám Nội Tổng quát - Tim mạch Thiên Phúc vào tất cả các ngày trong tuần, từ thứ Hai đến Chủ Nhật. Lịch khám cụ thể như sau:

  • Thứ Hai - Chủ Nhật: Sáng từ 18:00 - 22:00
  • Địa chỉ: 550/6/10 Trần Quang Cơ, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Hotline đặt khám nhanh: 1900-2115
Xem tiếp
Icon Down
Banner tải app Medpro

© 2020 - Bản quyền thuộc Công Ty Cổ Phần Ứng Dụng PKHDMCA.com Protection Status