logo
Banner News

Cảnh báo suy hô hấp cấp: nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

16/02/2023, 04:40 - NGUYEN CAM
Suy hô hấp cấp là tình trạng nguy hiểm nhiều người mắc phải. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị căn bệnh này trong bài viết dưới đây.

Suy hô hấp cấp gây rối loạn hoạt động trao đổi khí giữa o2 và C2, dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt oxy. Tình trạng này tác động đến các cơ quan của cơ thể, nếu nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Vậy suy hô hấp cấp có nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tại Việt Nam, theo thống kê từ sở Y tế, mỗi năm có khoảng 800.000 - 900.000 người mắc phải các bệnh lý hô hấp do cúm mùa. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), nếu chuyển biến nặng có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Suy hô hấp cấp là gì?

Đây là tình trạng phổi không nhận đủ lượng oxy hoặc tích tụ quá nhiều cacbon dioxide, làm giảm khả năng trao đổi khí và thông phí ở phổi, thậm chí làm hỏng các cơ quan trong cơ thể do thiếu hụt oxy.

Tình trạng này bao gồm hai loại chính:

Suy hô hấp cấp thiếu oxy, đồng thời giảm CO2: Loại này thường gặp ở các bệnh lý phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen suyễn nặng, hoặc do ngộ độc thuốc: Khi PaO2 giảm, PaCO2 cũng sẽ giảm do tăng thông khí.

Suy hô hấp cấp thiếu oxy, không bị ứ khí CO2: Loại này thường gặp ở các bệnh lý như viêm phổi, phù phổi cấp, hoặc hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS): PaO2 giảm nhưng PaCO2 có thể bình thường hoặc tăng.

Ngoài ra, suy hô hấp cấp còn có thể được phân loại dựa trên mức độ PaO2:

  • Mức độ nhẹ: PaO2 50-60 mmHg.
  • Mức độ trung bình: PaO2 35-50 mmHg.
  • Mức độ nặng: PaO2 dưới 35 mmHg.

Xem thêm: Cách khắc phục thiếu Oxy phổi

Suy hô hấp cấp là tình trạng cơ thể thiếu hụt khí O2. Nguồn: Internet

Suy hô hấp cấp là tình trạng cơ thể thiếu hụt khí O2. Nguồn: Internet

Nguyên nhân dẫn đến suy hô hấp cấp

Nguyên nhân tại phổi:

Tình trạng phù phổi cấp:

  • Phù phổi cấp trên tim lành: Việc truyền dịch quá nhiều gây tăng áp lực mao mạch phổi, dẫn đến ứ dịch bắt nguồn từ các vấn đề về thần kinh như viêm não, phẫu thuật tổn thương thân não, u não,...gây nên căn bệnh suy hô hấp.
  • Phù phổi cấp do tim: Huyết áp tăng liên tục gây áp lực lên tim, dẫn đến suy tim và phù phổi, hẹp hở van động mạch chủ làm cản trở dòng chảy của máu, gây tăng áp lực trong tim và dẫn đến phù phổi, nhồi máu cơ tim làm giảm chức năng bơm máu của tim, dẫn đến ứ dịch trong phổi, hở van hai lá gây trào ngược máu, tăng áp lực trong tim và dẫn đến phù phổi, tắc động mạch phổi ngăn chặn dòng chảy của máu đến phổi, dẫn đến thiếu oxy và phù phổi.
  • Phù phổi tổn thương: Thường gặp ở những bệnh nhân có thể chất yếu: Hẹp hai lá, phụ nữ có thai, người lớn tuổi, trẻ nhỏ bị nhiễm virus viêm tiểu phế quản-phế nang, dẫn đến phù phổi.

Tắc nghẽn phế quãn cấp: trường hợp này thường hiếm gặp, có thể bắt nguồn từ khối u hoặc đặt nội khí quản gây xẹp phổi cấp ở người lớn, trẻ em bị mắc dị vật.

Hen phế quản nặng là bệnh lý phổ biến, có thể dẫn đến suy hô hấp cấp và phù phổi nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Phổi bị tổn thương là một trong những nguyên nhân gây suy hô hấp cấp. Nguồn: Internet

Phổi bị tổn thương là một trong những nguyên nhân gây suy hô hấp cấp. Nguồn: Internet

Nguyên nhân ngoài phổi:

  • Tràn dịch màng phổi: khi lượng dịch tăng nhanh gây tràn dịch dẫn đến suy hô hấp cấp
  • Tràn khí màng phổi thể tự do: thường do bị lao phổi, vỡ bóng khí phế thũng, tự phát, mắc lao phổi, vỡ áp xe phổi hay vỡ kén khí bẩm sinh,....
  • Tắc nghẽn thanh - khí quản: tình trạng đường thở bị hẹp hoặc bịt kín, khiến cho việc thở gặp khó khăn hoặc không thể thở được do u thanh quản, thực quản, bướu giáp chìm, viêm thanh quản, hoặc do dị vật.
  • Tổn thương cơ hô hấp do bệnh viêm đa cơ, nhược cơ nặng, uốn ván, ngộ độc thuốc trừ sâu (loại có gốc phospho hữu cơ), viêm sừng trước tủy sống, rắn cắn, hội chứng Guillain Barré kèm liệt lên cấp Landry;...
  • Chấn thương lồng ngực: Các chấn thương ngay lồng ngực, gây gãy xương sườn làm tổn thương màng phổi và phổi.
  • Tổn thương thần kinh trung ương: Tổn thương trung tâm điều hòa hô hấp tại hành não do bệnh mạch não, chấn thương đầu, nhược giáp, bị ngộ độc thuốc,..
Tràn khí màng phổi làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của cơ thể. Nguồn: Internet

Tràn khí màng phổi làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của cơ thể. Nguồn: Internet

Dấu hiệu của bệnh suy hô hấp cấp

Triệu chứng suy hô hấp cấp thường không giống nhau, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, nồng độ khí O2 và CO2 có trong cơ thể. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến được Medpro tổng hợp, bạn có thể tham khảo:

Rối loạn hô hấp:

  • Nhịp thở nhanh, co kéo cơ hô hấp dẫn đến các vết hõm trên xương ức và xương sườn.
  • Thở phập phồng cánh mũi: Dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp khó khăn khi thở.
  • Đối với người có tổn thương do liệt: Nhịp thở giảm, hô hấp yếu hơn và không thể ho, dẫn đến ứ đọng đờm dãi trong phế quản.

Tím tái

Niêm mạc tím tái xuất hiện đầu tiên ở đầu các chi, môi, mặt, và có thể lan rộng toàn thân. Tuy nhiên, dấu hiệu này thường khó nhận biết ở người thiếu máu nặng, song vẫn có thể thấy tím tái ở những người có nồng độ hemoglobin cao do suy hô hấp mạn tính. Đi kèm với cơ thể tím tái là việc Giãn mạch đầu các chi, tăng CO2 máu và đổ nhiều mồ hôi.

Triệu chứng tuần hoàn

Người bệnh thường có biểu hiện mạch đập nhanh, cung lượng tim tăng do tim, loạn nhịp tim do phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp oxy cho cơ thể. Việc tăng áp lực trong phổi cũng dẫn đến huyết áp tăng.

Biểu hiện thần kinh tâm thần

Với những người bị suy hô hấp cấp ở mức độ nặng sẽ xuất hiện các biểu hiện thần kinh như kích thích, lơ mơ, rối loạn tri giác thậm chí là hôn mê và mất ý thức hoàn toàn.

Trẻ em bị rối loạn hô hấp gặp khó khăn khi thở. Nguồn: Internet

Trẻ em bị rối loạn hô hấp gặp khó khăn khi thở. Nguồn: Internet

Cách xử lý khi bị suy hô hấp cấp

Như đã đề cập ở đầu bài viết, đây là căn bệnh nguy hiểm với nguy cơ tử vong cực kỳ cao nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, người dân được khuyến cáo nên đến bệnh viện để được bác sĩ có trình độ chuyên môn thăm khám và chữa trị. Bệnh nhân nên được đưa đi cấp cứu ngay nếu có các triệu chứng sau:

  • Cơ thể mất thăng bằng, rơi vào lú lẫn
  • Có cảm giác áp lực ở ngực hoặc lên cơn đau dữ dội
  • Tím tái ở lợi, niêm mạc mắt hoặc toàn thân do thiếu hụt oxy
  • Rối loạn nhịp thở: nhịp thở chậm (<10 lần/phút) hoặc nhanh hơn bình thường (>40 lần/phút)
  • Rối loạn nhịp tim: Mạch đập chậm (<60 lần/phút) hoặc nhanh hơn bình thường (>100 lần/phút)

Đồng thời, nếu bệnh nhân bị suy cấp hô hấp chưa thể đến cơ sở y tế ngay lập tức cũng nên được sơ cứu đúng cách:

1. Đảm bảo đường thở thông thoáng:

  • Loại bỏ đờm dãi, dị vật ở mũi và miệng bằng cách hút hoặc móc nhẹ nhàng.
  • Đặt nạn nhân nằm ngửa, ưỡn cổ, há miệng để mở rộng đường thở.
  • Nếu lưỡi tụt ra sau, hãy kéo nhẹ lưỡi về phía trước để giải phóng đường thở.

2. Tư thế:

  • Nâng cao đầu và vai nạn nhân bằng cách kê gối hoặc khăn dưới vai.
  • Nới lỏng quần áo chật để nạn nhân dễ thở hơn.

3. Hô hấp nhân tạo và bóp tim ngoài lồng ngực:

Hô hấp nhân tạo:

  • Nếu nạn nhân ngừng thở, thực hiện hô hấp nhân tạo theo phương pháp hà hơi thổi ngạt hoặc sử dụng dụng cụ hỗ trợ.
  • Tiếp tục hô hấp nhân tạo cho đến khi nạn nhân tự thở lại hoặc có sự trợ giúp của nhân viên y tế.

Bóp tim ngoài lồng ngực:

  • Nếu nạn nhân ngừng tim, kết hợp hô hấp nhân tạo với bóp tim ngoài lồng ngực.

4. Môi trường:

  • Mở cửa sổ, cửa ra vào để tạo môi trường thông thoáng, nhiều oxy.
  • Tránh tụ tập đông người xung quanh nạn nhân để đảm bảo không khí lưu thông.
Làm thông thoáng đường hô hấp bằng phương pháp hô hấp nhân tạo. Nguồn: Internet

Làm thông thoáng đường hô hấp bằng phương pháp hô hấp nhân tạo. Nguồn: Internet

Phòng tránh suy hô hấp cấp như thế nào?

Không phải tất cả các nguyên nhân gây suy hô hấp cấp tính đều có thể phòng ngừa được, suy hô hấp do chấn thương là một ví dụ. Tuy nhiên, trong trường hợp suy hô hấp do viêm phổi và một số bệnh liên quan đến đường thở khác, mỗi người đều có thể thực hiện một số cách phòng tránh dưới đây để bảo vệ phổi của mình:

+ Hạn chế sử dụng hút thuốc lá

+ Thăm khám cùng bác sĩ khi có dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn như sốt, ho và tăng tiết dịch nhầy

+ Tuân thủ uống thuốc điều trị suy hô hấp để giữ cho tim và phổi khỏe mạnh;

+ Duy trì hoạt động thể chất thích hợp để tăng cường chức năng phổi.

+ Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ để biết được tình trạng sức khỏe của bản thân để kịp thời điều trị.

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị suy hô hấp cấp. Để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh, diễn biến bệnh trầm trọng, cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị. Để thuận tiện hơn, bạn đọc có thể gọi đến tổng đài 1900 2115 của Medpro để được hướng dẫn chi tiết đặt khám các bệnh về hô hấp nhé.

Xem tiếp
Icon Down
Banner tải app Medpro

© 2020 - Bản quyền thuộc Công Ty Cổ Phần Ứng Dụng PKHDMCA.com Protection Status