logo
Banner News

Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ phụ huynh cần lưu ý

28/05/2024, 09:14 - BS.ĐOÀN TRỊNH NHÃ KHANH
Các dấu hiệu viêm phổi ở trẻ rất đa dạng, phụ huynh cần nhận biết sớm để có hướng chăm sóc và điều trị kịp thời, tránh để bệnh chuyển biến nặng.

Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ là một trong những vấn đề quan trọng bố mẹ cần nắm bắt để đưa trẻ đến thăm khám và điều trị sớm, giảm thiểu tình trạng biến chứng nguy hiểm. Vốn là bệnh thường gặp và là tác nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ nhiễm bệnh đường hô hấp cấp tính, phụ huynh cần lưu ý về căn bệnh này.

Các dấu hiệu viêm phổi ở trẻ từ nhẹ đến nặng

Dấu hiệu viên phổi phổ biến

Viêm phổi ở trẻ thường được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó triệu chứng ở mỗi trẻ cũng rất đa dạng. Song, một số dấu hiệu phổ biến phụ huynh có thể nhận biết, được liệt kê bởi chuyên gia của bệnh viện Nhi Đồng 1:

+ Trẻ có triệu chứng sốt dần tăng nhiệt độ (có thể lên đến 40 độ C), thường xuyên ho khan hoặc ho có đờm nhầy, đau họng

+ Mệt mỏi, có dấu hiệu ngủ li bì

+ Ho, nghẹt mũi, hắt hơi và chảy nước mũi liên tục

+ Có biểu hiện rét run hoặc ớn lạnh

+ Khó thở, thở nhanh, thở khó, thở rít hoặc khò khè, đau tức ngực;...

+ Nôn ói, tiêu chảy, đau bụng;...

+ Chán ăn, ăn kém;...

+ Đầu móng tay, môi trở nên xanh xám;...

+ Với trẻ sơ sinh thường quấy khóc hơn bình thường, bú ít, thậm chí bỏ bú.

Trẻ bị viêm phổi thường sốt cao, quấy khóc liên tục. Nguồn: Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC

Trẻ bị viêm phổi thường sốt cao, quấy khóc liên tục. Nguồn: Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC

Dấu hiệu viêm phổi nặng

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của trẻ, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện sớm nhất có thể. Một số trường hợp cho thấy trẻ đang chuyển biến nặng cần được đưa đi khám gấp hoặc cấp cứu kịp thời:

+ Trẻ bị sốt cao và liên tục trong nhiều ngày: Sốt cao liên tục trong 2 đến 3 ngày khiến trẻ mất nước, rối loạn điện giải và gây co giật.

+ Cơ thể tím tái: Toàn thân trẻ trở nên tím tái, nhợt nhạt, mềm nhũn là dấu hiệu nguy cấp cần được đưa đi cấp ngứu ngay.

+ Co rút lồng ngực: rút lõm lồng ngực xảy ra ở trẻ bị viêm phổi nặng và lồng ngực dưới bị lõm sâu. Tình trạng này có thể là dấu hiệu tình trạng trẻ bị suy hô hấp, tràn dịch màng phổi,… và cần được đưa đến bệnh viện ngay để được điều trị y tế kịp thời.

Phân biệt viêm phổi với các bệnh lý đường hô hấp

Cảm cúm và viêm phổi là những bệnh lý có dấu hiệu nhận biết tương tự nhau, điển hình như sốt, ho, đau cơ, đau họng, chảy nước mũi, nhức đầu, nghẹt mũi, mệt mỏi, rất khó để phân biệt. Tuy nhiên, khác với cảm cúm, trẻ bị viêm phổi thường có triệu chứng nặng hơn, kéo dài hơn và nhịp thở nhanh bất thường, cảm thấy khó thở.

Khi bị cảm, trẻ có thể sớm khỏe mạnh trở lại nếu được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ. Cảm lạnh, cảm cúm thường phát ban theo mùa, đặc biệt vào những ngày thời tiết nóng ẩm, gió nồm, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao. Cảm cúm nếu kéo dài lâu cũng là nguyên nhân gây viêm phổi cấp.

Một số thông tin khái quát bệnh viêm phổi

Với nhiều nguyên nhân gây ra như vi khuẩn, virus, nấm, hóa chất,...viêm phổi ở trẻ sơ sinh (internal link) là bệnh lý hô hấp cực kỳ nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh chóng và dẫn đến những biến chứng đe dọa tính mạng. Bệnh lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người xung quanh qua các hạt mầm bệnh li ti... được phát tán trong không khí khi ho, hắt hơi.

Theo diễn biến từ nhẹ đến nặng, viêm phổi sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ: viêm màng não, nhiễm trùng máu, tràn dịch màng tim, tràn mủ màng phổi,....

Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý viêm phổi, bạn đọc có thể xem chi tiết tại bài viết viêm phổi ở trẻ em

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi hiệu quả

Theo hướng dẫn từ Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, để giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong ở trẻ mắc viêm phổi, các bậc phụ huynh cần chủ động trong việc ngăn chặn và phòng ngừa, đồng thời biết cách chăm sóc trong quá trình mắc bệnh và sau khi khỏi bệnh để không tái phát bệnh. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe của trẻ để đưa ra quyết định nhập viện hoặc điều trị ngoại trú tại nhà.

+ Cho trẻ uống nhiều nước giúp làm loãng đờm và thanh lọc cơ thể.

+ Hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm ấm hoặc có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

+ Vệ sinh mũi cho trẻ: Dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi, giúp trẻ dễ thở hơn.

+ Vỗ lưng giúp trẻ bài tiết đờm: vỗ nhẹ lưng cho trẻ để giúp lưu thông tuần hoàn máu trong phổi, giúp đờm trong phế quản long ra và thải ra ngoài dễ dàng hơn. Nên thực hiện trước khi ăn, hoặc 2 giờ sau ăn để tránh nôn. Vỗ từ trái sang phải, không vỗ vào dạ dày, xương ức hay xương sống.

+ Tạo môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ, tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, lông động vật,...

+ Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa: Cháo, súp, sữa,...

+ Theo dõi sức khỏe của trẻ: Ghi chép các biểu hiện của trẻ như sốt, ho, thở,... để báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ thay đổi nào.

Chườm ấm cho trẻ để hạ sốt, giảm bớt nguy cơ co giật. Nguồn: Internet

Chườm ấm cho trẻ để hạ sốt, giảm bớt nguy cơ co giật. Nguồn: Internet

Khám viêm phổi cho trẻ ở đâu thì uy tín?

Khi có triệu chứng viêm phổi ở trẻ em, nhiều phụ huynh bối rối không biết nên xử trí như thế nào. Cách tốt nhất là nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ khám và tư vấn điều trị sớm nhất có thể. Phòng khám Nhi CLC Kỳ Đồng - một trong những địa chỉ khám Nhi khoa chất lượng, được nhiều ba mẹ tin tưởng, sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho gia đình. Với công nghệ plasma lạnh tiên tiến, bố mẹ sẽ hoàn toàn yên tâm khi trẻ được khám chữa bệnh toàn diện với cơ chế bao gồm diệt khuẩn, nâng miễn dịch, tái tạo tế bào, kháng viêm và cân bằng năng lượng, giúp chữa trị viêm phổi ở trẻ mà không lạm dụng thuốc.

Với đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia Nhi khoa, đã làm việc trong lĩnh vực này nhiều năm, tiếp xúc với nhiều trường hợp bệnh khác nhau, sẽ cho hướng điều trị hiệu quả và phù hợp nhất.

Càng thuận tiện hơn khi ba mẹ có thể đặt lịch phòng khám Nhi CLC Kỳ Đồng trước ở nhà trên nền tảng Medpro. Không cần chờ đợi, có ngay lịch khám cụ thể, cho phép phụ huynh chủ động chọn ngày giờ, dịch vụ khám và thanh toán trực tuyến nhanh chóng.

Tìm hiểu chi tiết: Phòng khám Nhi CLC Kỳ Đồng

Kết luận:

Trên đây là thông tin về các dấu hiệu viêm phổi ở trẻ em mà phụ huynh cần lưu ý trong quá trình chăm sóc con nhỏ. Nếu phát hiện một trong các dấu hiệu kể trên, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Đừng quên tham khỏa dịch vụ khám Nhi tại phòng khám Nhi CLC Kỳ Đồng trên Medpro nhé.

Xem thêm: Viêm phế cầu khuẩn và biến chứng nguy hiểm không thể bỏ qua

Nguồn tham khảo:

  1. Tài liệu các bệnh thường gặp - Bệnh viện Nhi Đồng 1
  2. Tài liệu hướng dẫn từ Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Xem tiếp
Icon Down
Banner tải app Medpro

© 2020 - Bản quyền thuộc Công Ty Cổ Phần Ứng Dụng PKHDMCA.com Protection Status