logo
Banner News

Khám chậm nói cho bé ở Nhi Đồng 1: thông tin và hướng dẫn

08/07/2024, 12:30
Chi tiết về khám chậm nói cho bé ở Bệnh viện Nhi Đồng 1, bao gồm khám như thế nào, phương pháp áp dụng, chi phí, lịch khám và cách đặt hẹn trước.

Chậm nói là một trong những vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ, nếu không can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển. Nếu ba mẹ đang có mong muốn khám chậm nói cho bé ở Nhi Đồng 1 thì đừng bỏ qua bài viết này. Medpro sẽ đem đến cho ba mẹ thông tin chi tiết về quá trình khám, phương pháp điều trị, chi phí cùng cách đặt lịch hẹn trước. Xem ngay!

Phát hiện sớm và điều trị chậm nói ở trẻ em quan trọng như thế nào?

Chậm nói có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, học tập, phát triển xã hội và tâm lý của trẻ. Việc phát hiện và điều trị kịp thời rất quan trọng vì:

  • Ngôn ngữ là công cụ chính để trẻ diễn đạt cảm xúc và suy nghĩ. Nếu trẻ chậm nói sẽ khó khăn trong việc thể hiện nhu cầu, dẫn đến hiểu lầm và hạn chế trong giao tiếp hằng ngày.
  • Khả năng đọc và viết của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng, gây khó khăn trong tiếp thu kiến thức, ảnh hưởng đến nền tảng và sự tự tin.
  • Giao tiếp hiệu quả sẽ giúp trẻ xây dựng mối quan hệ xã hội, nhưng nếu chậm nói trẻ thường cảm thấy tự ti, cô đơn và gặp các vấn đề về tâm lý.

Khám chậm nói Bệnh viện Nhi Đồng 1 là lựa chọn đầu của các bậc phụ huynh, khi cần tư vấn và điều trị cho con mình. Tại đây, quy tụ đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm, sự yêu mến trẻ cùng trang thiết bị hiện đại, chắc chắn sẽ mang đến trải nghiệm tích cực. Bệnh viện Nhi Đồng 1 còn áp dụng các phương pháp điều trị tiên tiến, kết hợp giữa y học hiện đại và các liệu pháp tâm lý, âm ngữ trị liệu, đảm bảo hiệu quả điều trị cao và an toàn cho trẻ.

Phương pháp điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 1 áp dụng nhiều phương pháp điều trị chậm nói để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ. Các phương pháp bao gồm âm ngữ trị liệu, liệu pháp tâm lý và can thiệp đa chuyên khoa. Âm ngữ trị liệu giúp trẻ cải thiện khả năng phát âm, ngữ pháp và sử dụng ngôn ngữ thông qua các bài tập chuyên sâu. Liệu pháp tâm lý, bao gồm liệu pháp hành vi và hỗ trợ tâm lý, giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng kết hợp với các chuyên gia từ nhiều khoa khác nhau như tai mũi họng, răng hàm mặt và thần kinh để đưa ra phương án điều trị toàn diện và hiệu quả. Các chương trình giáo dục đặc biệt và thiết bị hỗ trợ như thiết bị trợ thính cũng được sử dụng để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và giao tiếp tốt hơn. Sự phối hợp này đảm bảo rằng trẻ nhận được sự chăm sóc và hỗ trợ tốt nhất từ các chuyên gia hàng đầu.

Khám chậm nói tại Nhi Đồng 1 là khám những gì?

Khám chậm nói tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 sẽ bao gồm một quy trình chẩn đoán toàn diện nhằm xác định nguyên nhân và mức độ chậm nói của trẻ. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng và triệu chứng của mỗi bé, quy trình khám sẽ được điều chỉnh khác nhau để đảm bảo chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả. Để biết chính xác cần khám những gì, phụ huynh có thể liên hệ với tổng đài chăm sóc của bệnh viện theo số 1900 2249 hoặc tổng đài đặt khám 1900 2115 để được tư vấn chọn chuyên khoa phù hợp. Dưới đây là các bước cơ bản thường có trong quy trình khám và chẩn đoán chậm nói:

1. Khám tâm lý

Bác sĩ tâm lý sẽ thực hiện các bài kiểm tra để đánh giá khả năng phát triển tâm lý, nhận thức, cảm xúc của trẻ. Nhằm tầm soát và tư vấn can thiệp các rối loạn phát triển ở trẻ em như: Rối loạn ngôn ngữ, Chậm phát triển, Rối loạn tăng động kém chú ý, Rối loạn phổ tự kỷ,...Ngoài ra, còn tầm soát các vấn đề tâm lý - tâm thần như Rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn hành vi khác.

Xem chi tiết: Khám tâm lý tại BV Nhi Đồng 1 

Khoa tâm lý tại Bv Nhi Đồng

Khoa tâm lý tại Bv Nhi Đồng

2. Khám âm ngữ trị liệu

Âm ngữ trị liệu còn được biết đến với tên gọi liệu pháp ngôn ngữ và giao tiếp. Nó tập trung vào việc đánh giá, chẩn đoán và điều trị các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ, giao tiếp, giọng nói, cũng như các khó khăn trong việc nuốt.

Xem chi tiết: Âm ngữ trị liệu

3. Khám Tai - Mũi - Họng

Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra Tai - Mũi - Họng, để xác định trẻ có các vấn đề về thích lực hay cấu trúc bất thường hoặc viêm nhiễm ảnh hưởng đến khả năng nghe và nói.

Khám Tai - Mũi - Họng

Khám Tai - Mũi - Họng

4. Khám Răng - Hàm - Mặt

Kiểm tra cấu trúc miệng, hàm xem trẻ có bị dính thắng lưỡi hay không, vì nó ảnh hưởng tới khả năng ngôn ngữ của bé.

5. Khám chuyên khoa khác (Nếu Cần)

Ngoài ra, bệnh viện cũng có thể yêu cầu thực hiện khám thần kinh, khám tổng quát để làm rõ nguyên nhân. Phụ huynh nên liên hệ trực tiếp với tổng đài chăm sóc của bệnh viện hoặc tổng đài đặt khám để được hướng dẫn chi tiết và lựa chọn chuyên khoa phù hợp.

Cách đặt lịch khám chậm nói tại Nhi đồng

Phụ huynh có thể chủ động chọn lịch khám (ngày và giờ) và thanh toán online tiện lợi, giảm thiểu thời gian xếp hàng tại bệnh viện. Để thuận tiện cho việc khám, phụ huynh có thể đặt khám trước thông qua:

  1. Đăng ký trực tuyến tại ứng dụng Medpro
  2. Đăng ký nhanh chóng qua https://medpro.vn/nhidong1
  3. Đặt lịch qua tổng đài 19002115.

Khi gọi đến số tổng đài, cung cấp thông tin của bé và yêu cầu đặt lịch khám chậm nói. Nhân viên tổng đài sẽ hỗ trợ chọn lịch khám phù hợp và hướng dẫn các bước tiếp theo.

Chi phí khám chậm nói tại Bệnh viện Nhi Đồng 1

Phí khám là 150.000 đồng/lượt (bệnh nhân cần tạm ứng trước 500.000 đồng), hoặc tùy theo khu khám bệnh mà đơn giá sẽ khác nhau. Phụ huynh cần đặt khám và thanh toán trước. Dưới đây là các gói khám cụ thể:

  • Khám Chuyên Gia Khu Yêu Cầu 2: 1.000.000 đồng (gồm phí khám bệnh 300.000 đồng + tiền tạm ứng 700.000 đồng).
  • Khám Theo Yêu Cầu: 500.000 đồng (gồm phí khám bệnh 150.000 đồng + tiền tạm ứng 350.000 đồng).

Các chi phí trong quá trình khám bao gồm:

  • Chi phí khám ban đầu theo các gói trên.
  • Các chi phí cận lâm sàng như xét nghiệm, siêu âm, chẩn đoán hình ảnh,...
  • Chi phí điều trị hoặc đơn thuốc kèm theo (nếu có).

Lời khuyên cho ba mẹ để cải thiện tình trạng chậm nói cho bé tại nhà

  • Ba mẹ cần thường xuyên trò chuyện với trẻ hằng ngày về mọi thứ xung quanh, gọi tên trẻ và tạo sự tập trung khi giao tiếp.
  • Tránh để trẻ chơi một mình với điện thoại, TV, đặc biệt là các chương trình sử dụng ngôn ngữ nước ngoài.
  • Ba mẹ nên dạy trẻ các kỹ năng cơ bản như đánh răng, tự xúc cơm, nói cảm ơn và tạm biệt.
  • Sử dụng các từ ngữ dễ hiểu, dễ nhớ và kết hợp với các công cụ giảng dạy sinh động, có hình ảnh minh họa.
  • Ba mẹ nên kiên trì lặp lại các hành động, lời nói và cử chỉ để trẻ ghi nhớ và học theo.
  • Khi trẻ có xu hướng kích động, ăn vạ, khóc lóc hay tự làm đau mình, ba mẹ cần cố gắng kiểm soát tình huống và không đáp ứng ngay các yêu cầu của trẻ.

Gia đình đóng vai trò quan trọng trong quá trình can thiệp ngôn ngữ cho trẻ chậm nói. Dành thời gian tương tác, kiên nhẫn và yêu thương sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và giao tiếp tốt hơn. Đồng thời, việc hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử và thăm khám định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và phòng tránh tình trạng chậm nói hiệu quả.

Trên đây là thông tin chi tiết về khám chậm nói tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, Medpro hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho phụ huynh trong quá trình chăm sóc sức khoẻ cho bé.

Xem tiếp
Icon Down
Banner tải app Medpro

© 2020 - Bản quyền thuộc Công Ty Cổ Phần Ứng Dụng PKHDMCA.com Protection Status