logo
Banner News

Mẹo ăn cơm không lo tăng đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường

28/02/2024, 04:30 - BS.ĐOÀN TRỊNH NHÃ KHANH
Bệnh nhân tiểu đường luôn lo lắng đường huyết tăng cao khi ăn quá nhiều cơm, tạo nên rào cản tâm lý. Tham khảo ngay lời khuyên từ chuyên gia cùng Medpro!

Người mắc bệnh tiểu đường rất chú trọng trong việc nạp đường vào cơ thể, nếu thừa thãi sẽ gây hại đến sức khỏe cơ thể. Để giảm thiểu tối đa nguy cơ đường huyết tăng, người bệnh cần lựa chọn loại thực phẩm chứa tinh bột phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn mẹo hay ăn cơm không lo tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Tìm hiểu ngay!

Tại sao người bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều cơm trắng?

Gạo trắng là thực phẩm không thể vắng mặt trong bữa cơm của người Việt, cung cấp lượng tinh bột cần thiết cho cơ thể. Song, với những người mắc phải căn bệnh tiểu đường, gạo trắng luôn nằm trong danh sách thực phẩm cần hạn chế nhất có thể. Gạo trắng chứa hàm lượng carbohydrate cao với chỉ số đường huyết (GI) đáng kể. Do đó, khi ăn cơm nấu từ gạo trắng, lượng đường trong máu có thể tăng đột biến, dẫn đến một số nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn, tiểu đường là một trong số. Đối với những người đã có nền bệnh sẵn, cơm trắng có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí tính mạng của người bệnh.

Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường không bắt buộc phải cắt bỏ hoàn toàn mà vẫn có thể sử dụng những loại thực phẩm giàu carbohydrate (tinh bột) như ngũ cốc, mỳ ống, cơm và các loại rau củ chứa tinh bột với một thực đơn hợp lý và điều độ.

Ăn nhiều cơm trắng có thể làm tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường. Nguồn: Báo Thanh niên

Ăn nhiều cơm trắng có thể làm tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường. Nguồn: Báo Thanh niên

Người bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm?

Thay vì sử dụng cơm trắng, Tiến sĩ V Mohan, bác sĩ làm việc tại Trung tâm chuyên khoa bệnh tiểu đường Dr Mohan's Diabetes Specialities Centre (Ấn Độ) cho hay tinh bột kháng sẽ là vị cứu tinh hoàn hảo cho bệnh nhân tiểu đường.

Tinh bột kháng là gì?

Tinh bột đề kháng (RS) là một loại carbohydrate đặc biệt mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, được ví như "vũ khí bí mật" cho hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. Không giống như các loại tinh bột khác, RS không bị phân hủy bởi các enzyme tiêu hóa trong ruột non. Nó di chuyển đến ruột già và được lên men bởi vi khuẩn đường ruột.

Lợi ích của tinh bột kháng đối với người bệnh tiểu đường

Đây là loại thực phẩm có khả năng kiểm soát đường huyết rất tốt:

+ Làm chậm hấp thu đường: RS làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.

+ Tăng độ nhạy insulin: RS kích thích sản xuất hormone GLP-1, giúp cải thiện độ nhạy insulin, giảm lượng đường trong máu.

Các loại thực phẩm chứa tinh bột kháng

Một số loại thực phẩm chứa tinh bột người bệnh tiểu đường có thể tham khảo dưới đây:

Các loại đậu:

  • Giàu chất xơ và chỉ số đường huyết thấp, hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả.
  • Nguồn cung cấp protein dồi dào: Giúp bạn no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn.
  • Cung cấp vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa.

Chuối xanh:

  • Chứa lượng tinh bột kháng cao hơn chuối chín: Giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu.
  • Nguồn cung cấp kali dồi dào: Hỗ trợ điều hòa huyết áp và chức năng tim mạch.
  • Cung cấp vitamin B6, vitamin C và chất xơ.

Ngũ cốc nguyên hạt:

  • Gạo lứt, yến mạch và hạt Quinoa: Chứa nhiều chất xơ và tinh bột đề kháng.
  • Giúp kiểm soát đường huyết và hỗ trợ tiêu hóa: Giúp bạn no lâu và cung cấp nhiều dinh dưỡng.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và điều chỉnh lượng đường huyết.

Các loại hạt:

  • Hạt chia và hạt lanh: Chứa nhiều tinh bột đề kháng, axit béo omega-3 và chất xơ.
  • Giúp giảm cholesterol, cải thiện sức khỏe tim mạch và hỗ trợ tiêu hóa.
  • Cung cấp vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa.
Một số thực phẩm chứa tinh bột kháng. Nguồn: Báo VnExpress

Một số thực phẩm chứa tinh bột kháng. Nguồn: Báo VnExpress

Bí kíp biến cơm thành tinh bột kháng

Tiến sĩ Mohan cho hay, với các loại thực phẩm giàu tinh bột như cơm, khoai tây, người bệnh nên để nguội trước khi ăn nhằm chuyển đổi tinh bột dễ tiêu thành tinh bột kháng. Theo Indian Express, quá trình làm nguội giúp thay đổi cấu trúc tinh bột, có thể làm chậm quá trình tiêu hóa. Đồng thời, lựa chọn các phương pháp nấu ăn ít ảnh hưởng đến phản ứng đường huyết: hấp hoặc luộc thay vì chiên hoặc nướng có thêm đường hoặc dầu.

Chăm sóc sức khỏe bệnh nhân tiểu đường với các gói xét nghiệm chất lượng

Để nhận biết sớm bệnh tiểu đường, người dân được khuyến khích nên thăm khám sức khỏe thường xuyên, hoặc nếu có dấu hiệu bất thường nên xét nghiệm để kiểm tra lượng đường có trong máu. Bạn có thể tham khảo các gói xét nghiệm sức khỏe tại nhà uy tín và tiện lợi trên nền tảng Medpro, hiện đang được nhiều người tin chọn và sử dụng:

Gói xét nghiệm sinh hóa cơ bản

Gói xét nghiệm sinh hóa cơ bản

Gói xét nghiệm kiểm tra sức khỏe nâng cao

Gói xét nghiệm tổng quát toàn diện

Gói xét nghiệm tổng quát toàn diện

Tìm hiểu chi tiết tại: https://medic.medpro.vn/xet-nghiem-tong-quat

Với các gói xét nghiệm kể trên, khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ với nhiều ưu đãi bất ngờ. Không cần lo lắng về phí di chuyển, đội ngũ y tế sẽ đến tận nhà để lấy mẫu xét nghiệm với quy trình chuẩn chỉnh và nhanh chóng. Đồng thời, kết quả cũng sẽ được hoàn trả tại nhà. Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ Telemed sẽ đưa ra hướng tư vấn điều trị bệnh sao cho phù hợp và hiệu quả.

Trên đây là bí quyết sử dụng tinh bột kháng cho người mắc phải bệnh tiểu đường. Hi vọng bài viết sẽ là nguồn tham khảo hữu dụng cho quý đọc giả. Đừng quên đăng ký các gói xét nghiệm tại nhà siêu tiện lợi trên Medpro để bảo vệ sức khỏe toàn diện nhất cho bản thân và gia đình nhé.

Xem tiếp
Icon Down
Banner tải app Medpro

© 2020 - Bản quyền thuộc Công Ty Cổ Phần Ứng Dụng PKHDMCA.com Protection Status