logo
Banner News

Bệnh đau mắt đỏ và những lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt

08/10/2023, 12:01 - BS.ĐOÀN TRỊNH NHÃ KHANH
Đau mắt đỏ là một thuật ngữ thông dụng để chỉ viêm kết mạc. Bệnh thường xuất hiện trong thời kỳ giao mùa, từ hè chuyển sang thu, và có khả năng lan truyền rộng rãi trong cộng đồng, gây ra các đợt dịch.

Bệnh đau mắt đỏ là trình trạng phổ biến, dễ lây lan, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Vậy viêm kết mạc là gì? Đâu là nguyên nhân gây bệnh và cách ngừa bệnh như thế nào? Hãy cùng Medpro tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết bên dưới.

Sơ lược về bệnh

Bệnh đau mắt đỏ, còn được gọi là viêm kết mạc (Pink Eye - Conjunctivitis), là tình trạng viêm nhiễm của lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu và kết mạc mi. Nguyên nhân thường là do vi khuẩn hoặc virus, hoặc phản ứng dị ứng với các tác nhân môi trường. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là đỏ mắt.

Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi trong khoảng 1 đến 2 tuần mà không gây di chứng, tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu không được chăm sóc đúng cách có thể để lại di chứng nặng nề, thậm chí làm giảm thị lực.

Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc. Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc. Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

Triệu chứng đau mắt đỏ thường gặp

Thường xuất hiện với các dấu hiệu đau mắt đỏ sau:

  • Mắt đỏ rát, ngứa ngáy, cộm như có sạn trong mắt.
  • Chảy nước mắt và xuất hiện nhiều gỉ mắt, đặc biệt khi ngủ dậy gỉ mắt có thể làm dính chặt mi mắt.
  • Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù và đỏ. Triệu chứng bệnh này thường bắt đầu từ một mắt, sau vài ngày có thể lây sang mắt thứ hai.
  • Ho, sốt nhẹ cũng là dấu hiệu đau mắt đỏ thường thấy, ở trẻ em còn có thể nổi hạch trước tai. Trong trường hợp nặng, viêm kết mạc có thể gây tổn thương giác mạc (trong đen) và dẫn đến suy giảm thị lực.

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ

Có nhiều tác nhân gây đau và đỏ mắt, một trong số đó có thể bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn: Một số vi khuẩn phổ biến như Staphylococcus aureus, Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae và Pseudomonas aeruginosa có thể gây ra bệnh đau mắt đỏ.
  • Nhiễm virus: Là nguyên nhân gây viêm kết mạc phổ biến, với adenovirus là nguyên nhân chủ yếu. Các loại virus khác như virus Corona, simplex virus và varicella-zoster virus cũng có thể gây ra bệnh.
  • Dị ứng: Phản ứng dị ứng có thể xảy ra do nấm mốc, phấn hoa hoặc các chất khác khiến cơ thể tạo ra immunoglobulin E, kích hoạt các tế bào trong màng nhầy của mắt và đường thở, gây ra các triệu chứng như viêm kết mạc.
  • Tiếp xúc với hóa chất: Sử dụng các sản phẩm như dầu gội, mỹ phẩm, hoặc tiếp xúc với khói hoặc chất clo trong hồ bơi có thể gây kích ứng và đỏ mắt.
  • Dị vật trong mắt: Bụi bẩn hoặc các vật liệu khác có thể gây ra viêm kết mạc khi vướng vào mắt.
  • Sử dụng kính áp tròng: Việc sử dụng kính áp tròng không vệ sinh có thể là nguồn lây nhiễm, làm trầm trọng hóa bệnh và thậm chí gây hỏng mắt.
  • Tiếp xúc với người đang bị bệnh đau mắt đỏ khác: Việc tiếp xúc với mắt của người khác có thể làm lây nhiễm và gây ra vấn đề đỏ mắt. Do đó, việc rửa tay sạch sẽ và không chạm vào mắt là rất quan trọng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau và đỏ mắt. Nguồn: thenjeye.com

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau và đỏ mắt. Nguồn: thenjeye.com

Bệnh đau mắt đỏ có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp viêm kết mạc thông thường chỉ gây tổn thương nhẹ, không ảnh hưởng đến thị lực. Tuy nhiên, một số ít trường hợp có thể gặp biến chứng bị mờ mắt sau khi đau mắt đỏ do viêm nhiễm giác mạc chấm nông.

Tình trạng mờ mắt này thường chỉ kéo dài vài ngày và sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu bạn gặp các trường hợp sau, hãy chủ động tái khám sớm để loại trừ các bệnh lý về mắt:

  • Mờ mắt kéo dài: Sau vài ngày, tình trạng mờ mắt không cải thiện hoặc thậm chí trở nên nặng hơn.
  • Mờ mắt nhiều: Mức độ mờ mắt ảnh hưởng đáng kể đến khả năng quan sát của bạn.
  • Không có dấu hiệu giảm: Mắt không có dấu hiệu hồi phục sau thời gian điều trị.
Bị mờ mắt sau khi đau mắt đỏ là biến chứng của viêm kết mạc. Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Bị mờ mắt sau khi đau mắt đỏ là biến chứng của viêm kết mạc. Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt

Khi bị đau mắt đỏ, việc sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước cất để rửa mắt là một giải pháp an toàn. Tuy nhiên, các chuyên gia về mắt khuyến cáo người bệnh không nên tự y áp dụng corticoid trong thuốc nhỏ mắt mà không có sự tư vấn từ bác sĩ.

Việc lạm dụng corticoid có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như ức chế phản ứng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt. Người bệnh cũng cần cẩn thận khi sử dụng dexamethasone, một loại corticoid, vì lạm dụng có thể gây ra tai biến như tăng nguy cơ đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.

Đặt lịch khám bệnh viêm kết mạc

Nếu bạn có các triệu chứng của viêm kết mạc cũng như biến chứng bị mờ mắt sau khi viêm kết mạc, hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. Medpro là giải pháp tiếp cận y tế thông minh mang đến cho người dùng những phương thức chăm sóc sức khỏe mới, kết nối với các cơ sở y tế hàng đầu cùng đội ngũ chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm.

Medpro giúp bạn kết nối nhanh với các cơ sở chuyên khoa mắt đáng tin cậy toàn quốc, gồm:

Người bệnh có thể đặt khám nhanh chuyên khoa mắt qua nền tảng Medpro. Nguồn: Báo Người Lao Động

Người bệnh có thể đặt khám nhanh chuyên khoa mắt qua nền tảng Medpro. Nguồn: Báo Người Lao Động

Kết luận

Viêm kết mạc là vấn đề sức khỏe phổ biến và dễ lây lan. Bài viết này cung cấp cho bạn thông tin tổng quan về bệnh, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa.

Nếu bạn nghi ngờ mình bị bệnh đau mắt đỏ hoặc biến chứng của bệnh, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. Đừng quên sử dụng Medpro để đặt lịch khám nhanh chóng và tiện lợi.

GẶP NGAY BÁC SĨ CHUYÊN KHOA

Trong thời điểm dịch Đau Mắt Đỏ lan rộng, các Bác sĩ chuyên khoa đã và đang sẵn sàng hỗ trợ tư vấn sức khoẻ cho người dùng thông qua tính năng TƯ VẤN NGAY trên ứng dụng

TẢI MEDPRO

Medpro App Store Download Medpro Android Store Download
Xem tiếp
Icon Down
Banner tải app Medpro

© 2020 - Bản quyền thuộc Công Ty Cổ Phần Ứng Dụng PKHDMCA.com Protection Status