logo
Banner News

Bệnh đau mắt đỏ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

23/10/2023, 09:19
Bệnh đau mắt đỏ là một bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến, dễ lây lan và có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Nguyên nhân gây bệnh có thể do vi khuẩn, virus hoặc chất kích ứng. Các triệu chứng thường gặp bao gồm đỏ mắt, ngứa, chảy nước mắt và sưng mí mắt. Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh đau mắt đỏ, hay còn gọi là viêm mắt đỏ, là một tình trạng thường gặp mà mỗi người sẽ bị ít nhất một lần. Đây là một loại bệnh lành tính, hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể để lại những biến chứng nguy hiểm. Việc nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh đau mắt đỏ là quan trọng để giảm thiểu nguy cơ tổn thương mắt nhất có thể.

Bệnh đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ là một bệnh lý thường gặp, khiến mắt bị đỏ và sưng. Bệnh thường ở dạng cấp tính, khởi phát đột ngột từ mắt này và lây sang mắt kia. Đây là một bệnh dễ mắc và thường lây lan ra cộng đồng thông qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực và gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh.

Đau mắt đỏ dễ bùng phát thành dịch và mỗi người có thể bị đau mắt đỏ nhiều lần. Do đó, người bệnh cần giữ vệ sinh tốt để tránh lây bệnh cho những người xung quanh. Ngoài cảm giác không thoải mái, bệnh đau mắt đỏ nếu không xử lý đúng cách sẽ để lại những vấn đề sức khỏe lâu dài như viêm, loét giác mạc, và thậm chí là mù lòa.

Đau mắt đỏ là bệnh lý thường gặp khiến mắt bị đỏ và sưng. Nguồn: Đồ họa Hương Giang từ Báo Lao Động

Đau mắt đỏ là bệnh lý thường gặp khiến mắt bị đỏ và sưng

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ có thể gây ra bởi vi khuẩn, virus từ môi trường xung quanh hoặc do người bệnh tiếp xúc với các chất kích ứng như hóa chất hoặc bụi. Đối với những người thường xuyên đeo kính, việc không vệ sinh kính cận sạch sẽ cũng có thể gây ra viêm nhiễm. Bên cạnh đó, viêm nhiễm mạch máu cũng là một tác nhân y tế dẫn đến bệnh này.

Bệnh đau mắt đó có thể bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân, bao gồm nhưng không hạn chế:

  • Virus: Virus thủy đậu, sởi, cúm hoặc herpes simplex là một trong những loại virus gây viêm mắt đỏ thường gặp.
  • Vi khuẩn: Đây là nguyên nhân gây đau mắt đỏ phổ biến với chủng vi khuẩn gây bệnh thông thường là Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus pneumoniae.
  • Kích ứng: Khói bụi, hóa chất, phấn hoa hoặc các loại chất kích thích khác cũng có thể gây đau mắt đỏ.
Tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ thường gặp. Nguồn: Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh

Tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ thường gặp. Nguồn: Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh

Triệu Chứng Của Bệnh Đau Mắt Đỏ

Đau mắt đỏ là một bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến với triệu chứng đặc trưng là đỏ, ngứa, sưng mí và chảy nước mắt. Khi mắc bệnh, nước mắt có thể chảy nhiều hơn bình thường và mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng. Những điều này tạo ra cảm giác không thoải mái và làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Những triệu chứng chính thường gặp của bệnh đau mắt đỏ bao gồm:

  • Sốt nhẹ kèm mệt mỏi, đau họng; nổi hạch trước tai hoặc hàm
  • Có ghèn dính mí, khó mở mắt
  • Mắt đỏ và ngứa, rỉ dịch ở một hoặc cả hai mắt
  • Cảm giác nổi cộm hoặc có sạn trong mắt
  • Mí mắt sưng nhẹ, hơi đau
  • Kết mạc sưng phù, đỏ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ. Nguồn: Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật Tỉnh An Giang

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ

Các đường lây nhiễm của đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ có thể lây từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt của người bệnh, chẳng hạn như nước mắt, dịch nhầy hoặc dịch tiết từ mì mắt. Bệnh cũng có thể lây lan gián tiếp thông qua việc tiếp xúc với bề mặt hoặc vật dụng bị nhiễm trùng, chẳng hạn như tay nắm cửa hoặc khăn mặt. Do đó, việc duy trì vệ sinh cá nhân, không sử dụng các vật dụng cá nhân và rửa tay thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ lây bệnh.

Đau mắt đỏ và các nhầm lẫn thường thấy

Viêm mắt đỏ thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm kết mạc dị ứng, viêm giác mạc, hoặc các vấn đề khác liên quan đến mắt. Viêm kết mạc dị ứng là một tình trạng gây ra bởi dị ứng nhưng không nhiễm trùng, chẳng hạn như dị ứng lông động vật hoặc phấn hoa. Viêm giác mạc lại có phần nghiêm trọng hơn, có thể gây đau đớn, mờ mắt và thậm chí là mù lòa. Việc xác định và phân biệt chính xác các vấn đề này đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị đúng đắn và hiệu quả.

Các biện pháp phòng ngừa đau mắt đỏ

Tuy là một bệnh cấp tính với triệu chứng rầm rộ, độ lây lan cao nhưng đau mắt đỏ thường lành tính và ít để lại di chứng. Dù vậy, bệnh thường gây ảnh hưởng đến quá trình học tập, lao động và sinh hoạt thường ngày. Do đó, Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật TP.HCM khuyến cáo bạn nên thực hiện các biện pháp sau để chủ động phòng chống bệnh:

  1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch
  2. Không đưa tay lên dụi các bộ phận dễ lây nhiễm như mắt, mũi, miệng
  3. Không chia sẻ hay sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, khẩu trang, kính mắt, thuốc nhỏ mắt,...
  4. Vệ sinh mắt, mũi, họng bằng nước muối sinh lý, nước nhỏ mắt mũi thông thường mỗi ngày
  5. Sát trùng các đồ dùng và vật dụng của người bệnh với xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường
  6. Hạn chế tiếp xúc với người nghi bệnh hoặc đã nhiễm bệnh đau mắt đỏ. Đồng thời, người bệnh và nghi bệnh cũng cần hạn chế tiếp xúc với người khác.
  7. Để tránh các biến chứng nặng, người có các triệu chứng đau mắt đỏ cần đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà.

Xem thêm: Đau mắt đỏ những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt

Để giúp tiết kiệm thời gian chờ đợi và khám chữa bệnh, người bị đau mắt đỏ có thể tham khảo các giải pháp y tế thông minh do Medpro cung cấp. Thông qua đó, người bệnh có thể đặt khám nhanh, lấy số thứ tự trực tuyến và tư vấn sức khỏe từ xa tại các Cơ sở Y tế hàng đầu Việt Nam như Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Nhi Đồng,...

Các biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ. Nguồn: Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật TP.HCM

Các biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ. Nguồn: Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật TP.HCM

Bệnh đau mắt đỏ có thể gây ra sự không thoải mái và làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày. Việc nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị để giữ cho mắt khỏe mạnh. Thông thường, viêm mắt đỏ sẽ tự hết trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu đau mắt đỏ kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, đau đầu dữ dội và thị lực suy giảm, bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách cũng như kịp thời.

Xem tiếp
Icon Down
Banner tải app Medpro

© 2020 - Bản quyền thuộc Công Ty Cổ Phần Ứng Dụng PKHDMCA.com Protection Status