logo
Banner News

Đột quỵ đang dần trẻ hóa: Nỗi lo ngại của mọi gia đình

22/11/2023, 11:24
Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đa phần là người cao tuổi. Tuy nhiên, bệnh đang dần trẻ hóa và trở thành nỗi lo ngại của mọi gia đình. Phòng ngừa đột quỵ bằng cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ, duy trì lối sống lành mạnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Đột quỵ, hay tai biến mạch máu não, là một khái niệm không còn xa lạ với chúng ta trong những năm gần đây. Theo thống kê của WSO - Hội Đột quỵ Thế giới, mỗi năm trên thế giưới có khoảng 15 triệu người bị đột quỵ, với hệ lụy tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong. Đáng lo ngại hơn, đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa, trở thành nỗi lo ngại của mọi gia đình. Hãy cùng Medpro tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này, từ định nghĩa, nguyên nhân, đến cách phòng ngừa.

Đột quỵ là bị gì?

Đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là một tình trạng cấp tính nguy hiểm. Cơn đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu lên não bị gián đoạn do tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu, dẫn đến thiếu oxy và nguồn dưỡng chất. Về lâu dài với sự tác động càng lớn, khả năng vận động và tư duy của người bệnh bị ảnh hưởng, thậm chí là dẫn đến tử vong.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 15 triệu người bị đột quỵ với 5 triệu người qua đời. Tại Việt Nam, mỗi năm có 200.000 người mắc bệnh đột quỵ, 50% trong số đó không thể qua khỏi.

Đột quỵ xảy ra khi nguồn cấp máu lên não bị gián đoạn, gây tắc nghẽn và vỡ mạch máu

Đột quỵ xảy ra khi nguồn cấp máu lên não bị gián đoạn, gây tắc nghẽn và vỡ mạch máu

Đột quỵ có thể xảy ra ở bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở người cao tuổi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là ở những người có thói quen sống không lành mạnh, như hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn nhiều đồ ăn nhanh, lười vận động,...

Đối với trẻ em, đột quỵ không phổ biến nhưng vẫn xảy ra, thậm chí ở độ tuổi rất trẻ. Yếu tố nguy cơ bao gồm tiền sử gia đình, bệnh tim mạch, và các vấn đề khác. Việc phát hiện sớm và phòng ngừa là quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ em.

Nguyên nhân dẫn đến bị đột quỵ là gì?

Đột quỵ hiện nay được chia thành hai loại chính, bao gồm:

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Phổ biến nhất với khoảng 85% tổng số ca. Trong đó, nguyên nhân gây bệnh là do máu đông và làm tắc nghẽn động mạch, không thể cung cấp máu lên não.
  • Đột quỵ do xuất huyết: Xảy ra khi động mạch bị vỡ và khiến máu chảu vào não.
Tai biến mạch máu não thưởng xảy ra do hai nguyên nhân chính

Tai biến mạch máu não thưởng xảy ra do hai nguyên nhân chính

Ngoài ra, tai biến mạch mãu não cũng có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như bệnh lý về tim mạch (tăng huyết áp, bệnh van tim, rối loạn nhịp tim,...); bệnh mạch máu (động mạch não, động mạch cảnh,...); các bệnh lý khác (béo phí, tiểu đường, lạm dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,...).

Dấu hiệu nhận biết và thời gian vàng trong điều trị đột quỵ

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ

Các dấu hiệu đột quỵ có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, nhưng chúng xuất hiện và biến mất rất nhanh, bao gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi, bắt đầu có cảm giác tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười dần méo mó.
  • Tay chân khó cử động, nặng hơn là bị tê liệt một bên cơ thể.
  • Bắt đầu khó phát âm, nói ngọng và không rõ chữ.
  • Chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng và giảm thị lực, mắt mờ, không nhìn rõ.
  • Xuất hiện các cơn đau đầu dữ dội, kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn.

Cách kiểm tra đột quỵ tại nhà

Thời gian vàng trong điều trị đột quỵ là từ 4-6 tiếng, vì vậy việc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay lập tức là rất quan trọng. Điều trị đột quỵ càng sớm càng tốt sẽ giúp giảm thiểu tổn thương não và cải thiện khả năng phục hồi.

Để kiểm tra nguy cơ đột quỵ và nhận biết sớm, bạn có thể sử dụng quy tắc BE FAST, bao gồm:

  • B (BALANCE): Mất thăng bằng, đau đầu, chóng mặt.
  • E (EYESIGHT): Mất thị lực một phần hoặc hoàn toàn. Tầm nhìn bị mờ đột ngột.
  • F (FACE): Gương mặt tự nhiên bị méo. Nụ cười méo một bên, nhân trung bị lệch.
  • A (ARM): Một bên tay chân bị yếu, cầm nắm đồ không chắc.
  • S (SPEECH): Mất khả năng nói. Đột nhiên nói khó, nói ngọng.
  • T (TIME): Gọi ngay 115 hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất trong thời gian vàng 4-6 tiếng.
BE FAST là quy tắc để nhận biết nhanh dấu hiệu tai biến mạch máu não

BE FAST là quy tắc để nhận biết nhanh dấu hiệu tai biến mạch máu não

Nguy cơ gây bệnh đột quỵ và cách phòng ngừa

Yếu tố nguy cơ dẫn đến tai biến mạch máu não

Theo chia sẻ từ Bác sĩ La Thanh Quyền trên trang thông tin của Sở Y tế Cà Mau, yếu tố nguy cơ gây đột quỵ gồm 02 nhóm chính:

Yếu tố nguy cơ không thể tác động được: tuổi tác (đa số xảy ra ở người trên 45 tuổi), giới tính (nam dễ gặp đột quỵ hơn so với nữ), tiền sử gia đình,...

Yếu tố nguy cơ có thể tác động được: Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, đái tháo đường, các bệnh lý tim mạch, mỡ máu, phình đọng mạch não hoặc thói quen hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, lối sống ít vận động,...

Phòng ngừa đột quỵ

Phòng ngừa đột quỵ là cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Một số biện pháp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả bao gồm:

  • Kiểm soát các yếu tố nguy cơ: Điều quan trọng nhất để phòng ngừa đột quỵ là kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi, bao gồm:
  • Kiểm soát huyết áp: Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Mục tiêu huyết áp là dưới 140/90 mmHg đối với người trưởng thành.
  • Kiểm soát đường huyết: Đường huyết cao có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Mục tiêu đường huyết là dưới 125 mg/dL (7,0 mmol/L) đối với người trưởng thành.
  • Kiểm soát cholesterol: Cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Mục tiêu cholesterol toàn phần là dưới 200 mg/dL (5,2 mmol/L) đối với người trưởng thành.
  • Ngưng hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ và xuất huyết.
  • Giảm cân nếu cần thiết: Thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên giúp giảm huyết áp, đường huyết, cholesterol, và cải thiện sức khỏe tim mạch. Mục tiêu tập thể dục là ít nhất 150 phút/tuần dành cho các hoạt động thể chất cường độ trung bình hoặc 75 phút/tuần dành cho các hoạt động thể chất cường độ cao.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát huyết áp, đường huyết, cholesterol, và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, và các loại đậu.
  • Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ đột quỵ và điều trị kịp thời.
  • Tăng cường nhận thức về đột quỵ: Hãy học cách nhận biết các dấu hiệu đột quỵ để có thể xử lý kịp thời.
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ là cách tốt nhất để phòng ngừa đột quỵ

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ là cách tốt nhất để phòng ngừa đột quỵ

Đột quỵ plaquex therapy - Liệu pháp giảm xơ vữa động mạch và ngăn ngừa đột quỵ

Theo chia sẻ từ Báo Thanh Niên, Plaquex là liệu pháp phòng ngừa đột quỵ tiềm năng, đang được nghiên cứu tại bệnh viện Quốc tế DNA. Liệu pháp này mang đến những lợi ích vượt trội trong việc giảm nguy cơ đột quỵ:

  • Giúp giảm cholesterol xấu và chất béo trung tính, đồng thời tăng cholesterol tốt lên đến 45%;
  • Có khả năng làm tan mảng bám xơ vữa tích tụ trong động mạch và loại bỏ các chất thải, độc tố ra khỏi cơ thể;
  • Cải thiện quá trình trao đổi oxy, phục hồi chức năng tế bào và đảo ngược các dấu hiệu lão hóa.

Lưu ý:

  • Liệu pháp Plaquex hiện đang trong giai đoạn nghiên cứu và chưa được áp dụng rộng rãi.
  • Bạn cần gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn cụ thể về phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
Liệu pháp Plaquex bào mòn mảng bám xơ vữa khỏi động mạch và các mạch máu khác. Nguồn: Báo Thanh Niên

Liệu pháp Plaquex bào mòn mảng bám xơ vữa khỏi động mạch và các mạch máu khác. Nguồn: Báo Thanh Niên

Tầm soát đột quỵ - bí quyết hữu hiệu trong bảo vệ sức khỏe gia đình

Tầm soát đột quỵ là một phương pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe gia đình. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn về việc tầm soát đột quỵ là gì và tại sao lại cần thiết.

Nói một cách dễ hiểu, tầm soát đột quỵ là việc sử dụng các phương pháp y học để phát hiện và chẩn đoán sớm những tổn thương có thể dẫn đến đột quỵ. Quá trình này giúp đánh giá các yếu tố nguy cơ và can thiệp kịp thời nếu phát hiện bất thường về sức khỏe.

Hiện nay, nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ tầm soát đột quỵ và khám sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên, việc tầm soát đột quỵ ở đâu TPHCM đáng tin cậy vẫn là nỗi quan ngại của nhiều người.

Một số gợi ý về cơ sở tầm soát đột quỵ uy tín tại TP.HCM:

Trung tâm Kiểm tra sức khỏe Chợ Rẫy Việt – Nhật (HECI) - Bệnh viện Chợ Rẫy.

Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong hoặc tàn tật. Tầm soát đột quỵ giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, từ đó có thể điều trị kịp thời và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Kết luận

Tai biến mạch máu não là một vấn đề nghiêm trọng, không chỉ ở người lớn mà còn ở trẻ em, đặc biệt là khi đột quỵ trẻ hóa. Hiểu rõ về dấu hiệu, nguy cơ, và biện pháp phòng ngừa có thể giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ sức khỏe. Hãy duy trì một lối sống lành mạnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng ngừa nguy cơ tai biến mạch máu não. Để giữ gìn sức khỏe của bạn và gia đình, đặt lịch tầm soát đột quỵ tại các cơ sở y tế đáng tin cậy bằng cách gọi đến tổng đài 1900 2115 ngay hôm nay!

Thông tin tham khảo:

  1. Tài liệu thống kê Thông tin Đột quỵ Toàn cầu 2019 - Hội Đột quỵ Thế giới: https://www.world-stroke.org/assets/downloads/WSO_Fact-sheet_15.01.2020.pdf
  2. Tài liệu về biện pháp ngăn ngừa đột quỵ - Báo Thanh Niên: https://thanhnien.vn/lieu-phap-plaquex-giam-xo-vua-dong-mach-va-ngan-ngua-dot-quy-185231005155218423.htm
  3. Tài liệu hướng dẫn xử trí và phòng ngừa đột quỵ - Báo Sức khỏe & Đời sống: https://suckhoedoisong.vn/nang-cao-nhan-thuc-de-xu-tri-va-phong-ngua-can-benh-khien-15-trieu-nguoi-mac-moi-nam-169231029183207913.htm
  4. Tài liệu hướng dẫn tổng quan về đột quỵ và cách nhận biệt - Bệnh viện Vinmec: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dot-quy-nguyen-nhan-dau-hieu-nhan-biet-cach-phong-tranh/

GẶP NGAY BÁC SĨ MEDPRO

Kết nối với bác sĩ chuyên khoa từ các bệnh viện uy tín qua cuộc gọi Video, sẵn sàng hỗ trợ tư vấn sức khoẻ cho người dùng thông qua tính năng TƯ VẤN NGAY trên ứng dụng

TẢI MEDPRO

Medpro App Store Download Medpro Android Store Download
Xem tiếp
Icon Down
Banner tải app Medpro

© 2020 - Bản quyền thuộc Công Ty Cổ Phần Ứng Dụng PKHDMCA.com Protection Status