logo
Banner News

Dự báo bệnh truyền nhiễm 2025 và nguy cơ bùng phát bệnh

03/01/2025, 05:31 - Uyển Nhi
Ngày 26/12/2024, Bộ Y tế thông tin dự đoán bệnh truyền nhiễm 2025, thách thức kép khi vừa phòng ngừa dịch bệnh lẫn lo ngại biến chủng mới. Tìm hiểu ngay!

Ngày 26/12 vừa qua, Bộ Y tế đã tổ chức thành công Tại Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024 tại Hà Nội. Hội nghị đã đề cập đến nhiều vấn đề "nóng" của công tác phòng - chống dịch bệnh, trong đó, năm 2025 được dự báo sẽ đầy thách thức. Vậy dịch bệnh truyền nhiễm sẽ diễn biến như thế nào trong năm 2025? Hãy cùng Medpro tìm hiểu về tình hình dịch bệnh cũng như các vấn đề liên đới như tiêm chủng trong bài viết bên dưới.

Thực trạng bệnh truyền nhiễm trong 2024 và dự báo của 2025

Theo thông tin từ Bộ Y tế, các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam cơ bản được kiểm soát trên phạm vi cả nước trong năm vừa qua. Tuy nhiên, một số vấn đề như sốt xuất huyết, sởi, ho gà,... vẫn phát triển cục bộ ở một số tỉnh thành. Thông tin về tình hình dịch bệnh năm 2024 và dự báo bệnh truyền nhiễm năm 2025 được Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) - ông Nguyễn Lương Tâm chia sẻ như sau.

Sốt xuất huyết

Tính từ đầu năm 2024, tổng số ca mắc sốt xuất huyết được ghi nhận là 141.000, giảm 16,7% so với cùng kỳ năm trước. Về số người tử vong, năm qua ghi nhận 28 người, giảm 17 ca so với năm 2024. Trong đó, hai khu vực ghi nhận số ca mắc cao là Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh, lần lượt là hơn 23.000 và hơn 14.000 ca mắc bệnh.

Dự báo năm 2025, sốt xuất huyết vẫn là một thách thức y tế trên toàn cầu. Trong đó, các yếu tố nguy cơ làm bùng phát bệnh bao gồm biến đổi khí hậu, đô thị hóa, giao thương và phát triển du lịch, gia tăng di dân cũng như sự gia tăng của các vật chứa mầm bệnh và sự hạn chế kiểm soát véc tơ.

Tay chân miệng

Trong năm 2024, hơn 76.000 ca mắc tay chân miệng đã được ghi nhận, giảm 55,8% so với năm trước và chưa ghi nhận ca tử vong. Một số địa phương ghi nhận ca mắc cao gồm: Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Đồng Nai, An Giang và Đồng Tháp.

Hiện nay, bệnh tay chân miệng vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bên cạnh đó, người dân vẫn còn tâm lý chủ quan, lơ là trong công tác phòng bệnh nên số ca mắc vẫn có nguy cơ gia tăng, đặc biệt là ở nhà trẻ và các cơ sở giáo dục.

Sởi

Sởi là bệnh lý có diễn biến phức tạp trong năm 2024 với 13 ca tử vong được ghi nhận. Theo số liệu thống kê, các địa phương ghi nhận số ca mắc sởi cao là Đồng Nai, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cà Mau,...

Mặc dù đã có vắc-xin phòng bệnh, sởi và một số bệnh dự phòng bằng vắc-xin vẫn tồn tại nguy cơ gia tăng trong năm 2025. Nguyên nhân đến từ việc tỉ lệ bao phủ tiêm chủng cần thiết vẫn chưa đạt, do ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 và công tác quản lý đối tượng tiêm chủng còn nhiều hạn chế. Đáng lưu ý, một số bộ phận người dân hiện nay có tâm lý "anti" vắc-xin, khiến cho nhiều trẻ bỏ lỡ tiêm chủng. Hệ quả là số ca mắc sởi và các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin gia tăng.

Cúm mùa, Dại và các bệnh nguy hiểm mới nổi khác

So với năm 2023, số ca mắc cúm mùa đã giảm 18,6%, ghi nhận 287.548 ca mắc. Tuy nhiên, số ca tử vong lại tăng 5 ca, ghi nhận 8 trường hợp qua đời do cúm mùa trong năm 2024. Các tỉnh/thành có số ca mắc cúm mùa cao lần lượt là Thanh Hóa, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh và Sơn La.

Với bệnh dại, số ca tử vong được ghi nhận vẫn ở mức cao do sự hạn chế trong công tác quản lý cũng như tiêm phòng dại ở chó, mèo. Đồng thời, người dân vẫn còn lo là, chủ quan, không tiêm phòng dại hay kịp thời xử trí khi bị chó, mèo cắn.

Trong năm 2025, một số bệnh nguy hiểm mới nổi với khả năng lây truyền từ động vật sang người như Mpox vẫn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng số ca mắc bệnh cũng như biến chủng mới. Về cúm gia cầm, các virus trên gia cầm vẫn được phát hiện ở nhiều khu vực, tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện các loại cúm độc lực cao.

TS Nguyễn Lương Tâm thông tin về tình hình bệnh truyền nhiễm 2024. Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống

TS Nguyễn Lương Tâm thông tin về tình hình bệnh truyền nhiễm 2024. Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống

Giải pháp phòng ngừa bệnh truyền nhiễm từ Bộ Y tế

Hướng đến việc giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh trong năm 2025, Bộ Y tế đặt mục tiêu nâng cao năng lực y tế dự phòng và chủ động kiểm soát dịch bệnh với các hoạt động sau:

  • Tăng cường giám sát và phát hiện dịch bệnh: Sớm khống chế và xử lý hiệu quả các ổ dịch;
  • Đẩy mạnh tiêm chủng: Tăng cường quản lý đối tượng tiêm chủng, đảm bảo tỷ lệ bao phủ vaccine cho các bệnh nguy hiểm;
  • Nâng cao ý thức cộng đồng: Giáo dục phòng bệnh và hạn chế tình trạng “anti vaccine";
  • Đảm bảo nguồn lực y tế: Bổ sung thuốc, vật tư, và thiết bị cần thiết;
  • Phối hợp đa ngành: Kêu gọi chính quyền và các tổ chức xã hội cùng tham gia phòng chống dịch.

Trước sự gia tăng của các bệnh truyền nhiễm như Tay chân miệng, Sốt xuất huyết, Sởi và các bệnh mới nổi, việc chủ động chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Medpro mang đến các giải pháp tối ưu, giúp bạn bảo vệ sức khỏe gia đình một cách an toàn và hiệu quả.

Tư vấn khám bệnh qua video - Giải pháp tiện ích và hiệu quả

Dịch vụ Tư vấn khám bệnh qua video của Medpro không chỉ giúp bạn chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình cách chủ động mà còn hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài, giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Với mạng lưới kết nối hơn 100 bác sĩ từ 30+ chuyên khoa, tiện ích này giúp bạn:

  • Tiện lợi và tiết kiệm thời gian: Dễ dàng đặt lịch tư vấn trực tuyến qua ứng dụng Medpro mà không cần phải xếp hàng chờ đợi;
  • Chủ động và linh hoạt: Không giới hạn về thời gian và địa điểm, bạn có thể sử dụng dịch vụ bất kỳ lúc nào phù hợp với mình;
  • An toàn: Giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo tại bệnh viện hoặc phòng khám, đặc biệt trong thời điểm các dịch bệnh đang gia tăng;
  • Chất lượng: Tư vấn chuyên nghiệp, đưa ra các giải pháp y tế phù hợp và hướng dẫn tiếp theo nếu cần điều trị chuyên sâu.
Tiếp cận y tế nhanh chóng, chuyên nghiệp với Tư vấn khám bệnh qua video

Tiếp cận y tế nhanh chóng, chuyên nghiệp với Tư vấn khám bệnh qua video

Đặt lịch tiêm chủng - Hàng rào bảo vệ sức khỏe gia đình

Bên cạnh đó, Medpro còn cung cấp tiện ích Đặt lịch tiêm chủng tại các cơ sở y tế hàng đầu, đảm bảo quy trình nhanh chóng, an toàn và được tư vấn bởi các chuyên gia y tế hàng đầu.

Danh sách các đối tác uy tín của Medpro:

  • Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
  • Bệnh viện Nhi Đồng 1
  • Bệnh viện Vũng Tàu
  • Bệnh viện Phụ sản Thành Phố Cần Thơ
  • Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Hoàn Mỹ Thủ Đức
  • Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Cần Thơ (CDC Cần Thơ) - Tiêm chủng
  • Trung tâm xét nghiệm Gentis
  • Phòng khám Đa khoa SIM Med
Danh sách đối tác tiêm chủng hàng đầu trên Medpro

Danh sách đối tác tiêm chủng hàng đầu trên Medpro

Từ tư vấn khám bệnh từ xa đến đặt lịch tiêm chủng, Medpro giúp bạn và gia đình chủ động kiểm soát sức khỏe. Tải ngay ứng dụng Medpro để bắt đầu hành trình chăm sóc sức khỏe an toàn, tiện lợi và toàn diện ngay hôm nay!

Thông tin tham khảo:

  • Thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024 và dự đoán năm 2025, Báo Sức khỏe và Đời sống: https://suckhoedoisong.vn/vi-sao-mot-so-dich-benh-truyen-nhiem-tang-cao-cuc-bo-nam-2025-dich-benh-co-phuc-tap-hon-1692412261108179.htm
Xem tiếp
Icon Down
Banner tải app Medpro

© 2020 - Bản quyền thuộc Công Ty Cổ Phần Ứng Dụng PKHDMCA.com Protection Status