Suy giãn tĩnh mạch: Hiểu và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm
Suy giãn tĩnh mạch là một trình trạng y khoa phổ biến hiện nay và đang có xu hướng trẻ hóa. Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt hằng ngày. Những cơn đau nhức, cảm giác nặng nề và mệt mỏi ở chân làm hạn chế khả năng vận động và các hoạt động hằng ngày. Điều này không chỉ gây mất phẩm mỹ mà ảnh hưởng đến giấc ngủ và tình trạng tâm lý. Nếu không được điều trị kịp thời, suy giãn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn. Chính vì thế, việc nhận biết và xử lý sớm tình trạng này là cực kỳ quan trọng để đảm bảo một cuộc sống khỏe mạnh và chất lượng. Cùng Medpro tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết dưới đây!
Suy giãn tĩnh mạch là gì?
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch (thường là ở chân) giãn nở ra và quằn lại, lộ rõ dưới da. Các tĩnh mạch có chức năng chính là trả máu về tim và có các van một chiều giúp máu di chuyển theo một hướng. Suy giãn tĩnh mạch xảy ra khi các van này không còn hoạt động hiệu quả, khiến máu không lưu thông và bị ứ dọng lại, từ đó làm tăng áp lực lên thành tĩnh mạch và dẫn đến tĩnh mạch giãn nở.
Giãn tĩnh mạch bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng tuổi tác thường là nguyên nhân chính. Khi về già các tĩnh mạch mất đi tính đàn hồi và các van hoạt động kém hiệu quả. Ngoài ra, có nhiều yếu tố khác cũng góp phần nào tình trạng bệnh này, bao gồm thói quen đứng hoặc ngồi lâu, thai kỳ ở phụ nữ, tình trạng thừa cân, di truyền, chấn thương...
Suy giãn tĩnh mạch hiểu và phòng ngừa các biến chứng
Những ai sẽ dễ bị suy giãn tĩnh mạch?
Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng một số người sẽ có nguy cơ cao hơn so với những người khác. Dưới đây là một số nhóm người có nguy cơ cao:
- Người lớn tuổi: Suy giãn thường phát triển ở người lớn tuổi hơn. Với sự lão hóa, tĩnh mạch có thể mất đi tính đàn hồi và khả năng hoạt động tốt, làm tăng nguy cơ.
- Phụ nữ: Phụ nữ có nguy cơ gấp 3 lần nam giới mắc suy giãn. Đặc biệt là trong và sau các giai đoạn như thai kỳ và mãn kinh, do sự thay đổi hormon.
- Người có công việc đòi hỏi đứng hoặc ngồi lâu: Những người làm việc trong môi trường đòi hỏi phải đứng hoặc ngồi lâu như nhân viên văn phòng, giáo viên, hay nhân viên bán hàng, có nguy cơ cao do sự ứ đọng máu tĩnh mạch.
- Người thừa cân hoặc béo phì: Cân nặng cơ thể cao tạo áp lực lên tĩnh mạch, từ đó làm tăng nguy cơ suy giãn.
- Người không vận động thường xuyên: Thiếu vận động cũng làm tăng nguy cơ do sự lưu thông máu kém.
Bạn có đang thuộc một trong những nhóm người trên không? Nếu có hãy cùng tìm hiểu thêm những triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo dưới đây, để chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị.
Triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo
Dưới đây là một triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo:
- Các đường tĩnh mạch nổi rõ và quằn lại: Tĩnh mạch có thể xuất hiện màu xanh hoặc tím nổi lên bề mạch da
- Cảm giác đau nhức, nặng nề ở chân: Thường xuất hiện vào cuối ngày hoặc sau khi ngồi hoặc đứng lâu.
- Sưng và tím ở chân và mắt cá chân
- Ngứa xung quanh khu vực bị ảnh hưởng
- Da mỏng hơn và dễ viêm da, lở loét, xơ cứng
Ngoài ra, bạn cần phải đặc biệt chú ý đến một số dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng để tìm sự hỗ trợ y tế kịp thời. Khi các triệu chứng bên trên trở nên nghiêm trọng đột ngột hoặc có dấu hiệu sưng, đau, đỏ và nóng ở chân.
Triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo suy giãn
Các cấp độ suy giãn và những biến chứng nguy hiểm
Suy giãn tĩnh mạch phát triển qua các giai đoạn từ nhẹ đến nặng, bắt đầu với các tĩnh mạch nhỏ và màu xanh hoặc tím, tiến triển đến tình trạng tĩnh mạch to và uốn lượn rõ rệt. Các biến chứng nguy hiểm của tình trạng này bao gồm viêm tĩnh mạch, loét tĩnh mạch gây đau đớn, viêm tắc tĩnh mạch (huyết khối tĩnh mạch sâu) và tắc nghẽn mạch máu phổi - một tình trạng cần được điều trị y tế khẩn cấp. Khi đó can thiệp y tế kịp thời là cần thiết để ngăn ngừa và quản lý bệnh, tránh các biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng.
Xem thêm chi tiết: Các cấp độ suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch sẽ điều trị như thế nào? ở đâu?
Điều trị suy giãn tĩnh mạch bao gồm nhiều phương pháp khác nhau, từ không xâm lấn đến can thiệp phẫu thuật, sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Điều trị chuyên sâu phải được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa và bác sĩ có chuyên môn. Dưới đây Medpro sẽ liệt kê một số phương pháp điều trị thông thường:
Phương pháp không xâm lấn
- Vớ nén: Sử dụng vớ nén giúp cải thiện lưu thông máu và giảm triệu chứng
Phương pháp can thiệp bán xâm lấn
- Tiêm sơ tĩnh mạch (Sclerotherapy): Phương pháp an toàn, nhanh chóng không cần nằm viện nhưng bắt buộc phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn, thành thạo về siêu âm Doppler và kỹ thuật tiêm xơ.
- Laser Evla nội tĩnh mạch: Phương pháp thường áp dụng vào các tĩnh mạch lớn và sâu hơn ở chân, thực hiện trong khoảng 45p và không cần nằm viện.
- Keo sinh học: Thời gian điều trị từ 30 đến 60p, không gây đau, không để lại sẹo, không cần mang vớ nén và có thể hoạt động bình thường sau khi điều trị.
Phương pháp phẫu thuật
- Phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch (phlebectomy): Loại bỏ tĩnh mạch giãn qua các vết rạch nhỏ.
- Phẫu thuật tắc tĩnh mạch (ligation) và cắt bỏ (stripping): Cắt và tắc tĩnh mạch giãn.
- Thăm khám định kỳ giúp phát hiện sớm và theo dõi diễn biến của tình trạng bệnh, từ đó đưa ra hướng điều trị kịp thời và hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ biến chứng.
Chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch
Chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch sẽ tùy thuộc vào phương pháp điều trị, mức độ nghiêm trọng của bệnh và địa điểm điều trị. Các phương pháp không xâm lấn như vớ nén thường ít tốn kém hơn so với các thủ thuật bán xâm lấn hoặc phẫu thuật. Ngoài ra, chi phí điều trị sẽ phụ thuộc vào cơ sở y tế bạn lựa chọn. Để đánh giá chính xác chi phí, nên trao đổi trực tiếp với chuyên gia y tế và xác định chi tiết kế hoạch điều trị của mình.
Các phương pháp chủ động phòng ngừa suy giãn và biến chứng
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì khi mắc suy giãn tĩnh mạch, cho dù có điều trị dứt điểm thì bạn vẫn có nguy cơ mắc lại nếu có lối sống không lành mạnh. Sống lành mạnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ không chỉ giúp ngăn chặn sự phát triển của vấn đề này, mà còn giúp tránh khỏi những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Ngoài ra, chi phí chữa bệnh gấp nhiều lần so với chi phí phòng ngừa bệnh.
Dưới đây là một số mẹo và biện pháp phòng ngừa cơ bản:
- Vận động thường xuyên: Tập thể dục như đi bộ, bơi lội giúp cải thiện lưu thông máu và giảm áp lực lên tĩnh mạch.
- Tránh đứng hoặc ngồi lâu: Thay đổi tư thế thường xuyên và nghỉ ngơi để giảm áp lực lên tĩnh mạch.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Giảm cân nếu bạn bị béo phì và thừa cân, để giảm áp lực lên tĩnh mạch.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau củ, trái cây và thực phẩm giàu chất xơ để tránh táo bón, điều này có thể tăng áp lực lên tĩnh mạch.
Những biện pháp này giúp giảm nguy cơ phát triển suy giãn và giữ cho tĩnh mạch khỏe mạnh.
Duy trì lối sống lành mạnh
Khi nào cần tới sự hỗ trợ từ bác sĩ và chăm sóc y tế?
Nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng hoặc dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch như đã nêu bên trên, hoặc bất kỳ triệu chứng không bình thường khác, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ y tế uy tín để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chuyên khoa tĩnh mạch An Viên- đối tác chính thức đang có mặt trên ứng dụng Medpro là một lựa chọn hoàn hảo. Tĩnh mạch An Viên là phòng khám chuyên khoa tĩnh mạch uy tín và nổi bật trong lĩnh vực, được đông đảo mọi người tin tưởng lựa chọn. Hiện tại, 3 cơ sở Tĩnh mạch An Viên tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh đã mặt trên Medpro. Để đặt lịch khám bạn có thể tải ứng dụng Medpro hoặc liên hệ hotline 1900 2115 để được hỗ trợ.
Tĩnh mạch An Viên không chỉ có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao mà còn tận tâm với người bệnh
Kết Luận
Bài viết trên, Medpro đã cung cấp các thông tin chi tiết về suy giãn tĩnh mạch, hy vọng bạn sẽ có cái nhìn toàn diện về tình trạng bệnh lý này. Nó không chỉ là một vấn đề về thẩm mỹ mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được chăm sóc đúng cách. Hãy chăm sóc bản thân và đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ y tế khi cần thiết.
Tin liên quan