Thường xuyên bị chuột rút, tê bì chân là bệnh gì?
Chuột rút không phải là hiện tượng hiếp gặp, có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Làm cho người mắc cảm thấy đau nhức, khó chịu và lo lắng. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích để giúp bạn hiểu và quản lý tốt tình trạng sức khỏe.
Bị chuột rút là bệnh gì?
Chuột rút (vọp bẻ) không phải là một loại bệnh lý cụ thể mà thực chất là tình trạng sức khỏe thường gặp. Chuột rút xảy ra khi các cơ co thắt đột ngột, không tự chủ, khiến cho người bị không cử động được và đau dữ dội. Cảm giác này có thể từ nhẹ đến rất đau đớn, thường xảy ra ở cơ bắp chân, bắp đùi, cơ bụng và có thể xuất hiện ở một số vùng cơ khác trên cơ thể. Chuột rút thường xảy ra vào ban đêm khi bạn đang ngủ, trong khi hoạt động thể chất hoặc sau hoạt động.
Bất kỳ ai cũng có thể gặp tình trạng này, nhưng nó xảy ra thường xuyên hơn ở người lớn tuổi, những người hoạt động thể chất nặng, người thiếu hụt khoáng chất cần thiết trong cơ thể.
Chuột rút ở bắp chân
Nguyên nhân bị chuột rút thường xuyên và tê bì chân tay
Dưới đây là một vài nguyên nhân có thể dẫn đến tê bì chân tay chuột rút thường xuyên:
Thiếu hụt khoáng chất (Kali, magnesium, calcium, natri).
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chuột rút thường xuyên là sự thiếu hụt các khoáng chất quan trọng như kali, magnesium, natri và calcium trong cơ thể. Những khoáng chất này đóng vai trò thiết yếu trong quá trình co bóp cơ bắp, và sự thiếu hụt có thể dẫn đến chuột rút. Trong đó thiếu hụt canxi và magie thường xảy ra ở người lớn tuổi và phụ nữ đang mang thai.
Tê bì chân tay thường xuyên cảnh báo nhiều vấn đề sức khoẻ
Do cơ thể bị mất nước
Mất nước hoặc không uống đủ nước cũng có thể là một nguyên nhân gây ra bị chuột rút. Khi đó lượng nước trong cơ bắp bị giảm, làm tăng nguy cơ co thắt. Nếu bạn vận động quá lâu hoặc quá sức trong điều kiện thời tiết nóng bức, cơ thể đổ mồ hôi nhiều dẫn đến mất nước và mất muối gây ra chuột rút.
Hoạt động thể chất và cơ bắp quá sức
Chuột rút có thể xảy ra khi sử dụng các cơ bắp quá mức hoặc không khởi động cơ bắp trước khi bắt đầu. Vị trí thường gặp là ở bắp chân và dùi.
Bệnh tiểu đường
Người mắc tiểu đường có thể bị chuột rút thường xuyên do sự không cân bằng glucose trong máu, dẫn đến biến động trong mức điện giải và khoáng chất trong cơ thể. Tiểu đường cũng có thể gây ra các vấn đề về tuần hoàn máu, dẫn tới giảm lượng máu lưu thông tới cơ bắp và từ đó tăng nguy cơ chuột rút.
Tình trạng mạch máu
Các vấn đề liên quan đến mạch máu như suy giãn tĩnh mạch có thể làm giảm lượng máu đến cơ bắp, dẫn đến chuột rút. Khi lượng máu không đủ, cơ bắp nhận thiếu oxy và khoáng chất cần thiết sẽ gây ra tình trạng co thắt.
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Đang mang thai
Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ trải qua nhiều thay đổi về hormone, trọng lượng cơ thể và lưu lượng máu, có thể dẫn đến chuột rút, đặc biệt là trong ba tháng cuối cùng. Trọng lượng cơ thể tăng lên và gây áp lực đến các mạch máu ở chân góp phần tăng nguy cơ bị chuột rút.
Lối sống không lành mạnh
Chế độ ăn uống không cân đối, hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia cũng góp phần vào việc gia tăng nguy cơ bị chuột rút, do những thói quen này ảnh hưởng đến sức khỏe và cân bằng sinh dưỡng trong cơ thể.
Bị chuột rút có nguy hiểm không?
Chuột rút thường không được coi là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng nếu xảy ra thường xuyên và kéo dài, có thể là dấu hiệu cảnh báo của những vấn đề sức khỏe.
Bị chuột rút thường xuyên cảnh báo điều gì?
Chuột rút thường xuyên có thể là dấu hiệu của:
- Thiếu hụt khoáng chất.
- Mất nước
- Các vấn đề về mạch máu.
- Bệnh tiểu đường.
- Rối loạn thần kinh.
- Hoặc thậm chí các vấn đề về tuyến giáp và thận.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn nên thăm bác sĩ nếu:
- Chuột rút liên tục không giảm mặc dù đã áp dụng các biện pháp chăm sóc.
- Chuột rút gây đau đớn nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.
- Xuất hiện các triệu chứng khác như sưng, đỏ, hoặc cảm giác nóng ở vùng bị ảnh hưởng.
- Bạn có bất kỳ dấu hiệu khác thường đi kèm với chuột rút.
Các xét nghiệm và điều trị y tế có thể cần thiết.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra chuột rút, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ khoáng chất, xét nghiệm chức năng thận, hoặc các xét nghiệm về tuyến giáp. Điều trị sẽ được điều chỉnh theo nguyên nhân cụ thể, có thể bao gồm việc điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung khoáng chất, thay đổi lối sống, hoặc sử dụng thuốc nếu cần thiết.
Cách xử lý khi gặp chuột rút thường xuyên
- Khi bị chuột rút, bạn cần giãn cơ bằng cách duỗi và kéo nhẹ nhàng cơ bắp đó.
- Sử dụng tay để massage nhẹ nhàng vùng cơ bị ảnh hưởng, giúp cơ thư giãn và lưu thông máu.
- Sử dụng túi nhiệt hoặc túi đá chường lên vùng bị chuột rút để giảm đau.
- Uống một ly nước pha một chút muối để bổ sung chất điện giải hoặc một ly nước ép chuối (giàu kali) có thể giúp giảm nhanh trình trạng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thường xuyên bị chuột rút, tê bì chân tay. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn. Tăng cường hiểu biết sẽ giúp bạn phòng ngừa và xử lý kịp thời khi gặp vấn đề.
Tin liên quan